Phát triển bền vững

Thêm hai quặng đất hiếm vào danh mục dự trữ khoáng sản quốc gia

Nguyễn Cảnh Thứ hai, 06/11/2023 - 15:50

Hai quặng đất hiếm tại Lào Cai, Yên Bái được xác định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trong 30 năm.

Đất hiếm ngày càng quan trọng trong các ngành công nghệ cao. Ảnh minh họa: moit.gov.vn)

Đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghệ cao như thông tin - viễn thông, y tế, năng lượng, giao thông vận tải, quân sự... Mặc dù giá trị giao dịch của đất hiếm trên thế giới hiện nay chỉ dưới 10 tỷ USD/năm, nhưng đây lại là nguyên liệu chiến lược, không thể thay thế đối với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển.

Ngày 1/11 vừa qua, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định xác định 93 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản.

Trong đó, hai quặng đất hiếm tại Cam Cọn – Tân Thượng (Bảo Yên, Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) và Đồng Tâm (Văn Yên, Yên Bái) với tổng trữ lượng khoảng 285 nghìn tấn, được xác định thời gian dự trữ 30 năm.

Số liệu của Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết, Việt Nam có khoảng 22 triệu tấn đất hiếm, các mỏ có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ (nhóm lantan – ceri), tập trung ở Lào Cai, Yên Bái và Lai Châu.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm, một thành phần quan trọng trong công nghiệp bán dẫn, chưa chế biến được các sản phẩm thủy luyện và chiết tác các oxit đất hiếm riêng rẽ phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài.

Tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó, định hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đất hiếm một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Với trữ lượng tài nguyên đất hiếm được đánh giá là đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc, Việt Nam đang được coi là một nhà cung cấp nguyên liệu đất hiếm tiềm năng trong tương lai và đầy cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu thời gian tới.

"Hút đại bàng"

Hai tháng trước, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhiều hãng sản xuất chip hàng đầu thế giới như Intel, Marvell hay Amkor đã đặt vấn đề hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn với các doanh nghiệp công nghệ trong nước.

Tại hội nghị cấp cao về công nghiệp bán dẫn Việt Nam (diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023), ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ nhìn nhận, Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, Việt Nam đang có những cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và ngày càng trở thành mắt xích lớn hơn trong chuỗi sản xuất chip toàn cầu với sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

Với dự kiến đào tạo 50.000 kỹ sư cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, ông John Neuffer cho rằng, đây là quyết sách đúng, cần hiện thực hóa càng nhanh càng tốt.

Đây là ngành có tốc độ phát triển rất nhanh cho nên Việt Nam phải tranh thủ để nắm bắt với việc thuận lợi hóa hơn nữa trong thực hiện các thủ tục để hỗ trợ đầu tư cho ngành công nghiệp bán dẫn, ông John Neuffer nhấn mạnh. 

Theo số liệu từ Bloomberg, doanh thu chip từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ đã tăng từ khoảng 313 triệu USD vào tháng 2/2022 lên khoảng 563 triệu USD sau 1 năm, chiếm 11,6% thị phần tại Mỹ, chỉ xếp sau Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). 

Tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã thu hút những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới. Hơn 10 năm trước, Intel đã đặt nhà máy lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới tại Việt Nam với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Tập đoàn công nghiệp bán dẫn Amkor Technology (trụ sở tại Arizona) đầu tư 1,6 tỷ USD đặt nhà máy tại Bắc Ninh và sắp đi vào hoạt động. 

Samsung cũng có kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Trong đó, việc sản xuất đại trà các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn của hà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên dự kiến được thực hiện vào cuối năm 2023, sau khi công tác sản xuất thử nghiệm hoàn tất.

Theo thông tin từ Hiệp hội Công nghệ bán dẫn Đông Nam Á, hiện Việt Nam đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài. Các công ty trong nước chỉ có Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (VHT) và FPT tham gia với công đoạn thiết kế chip.

Các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài đa phần thực hiện các công đoạn gia công thiết kế vi mạch, lắp rắp, kiểm định.


Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  2 ngày

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 ngày

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  5 ngày

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

Phát triển bền vững -  1 tuần

"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  27 phút

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay

Tài chính -  33 phút

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  3 giờ

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  4 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  4 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Đọc nhiều