Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Nếu có sự hỗ trợ của Trung ương, sự hợp lực của cộng đồng doanh nghiệp, Mekong Smart City chắc chắn sẽ sớm thành công, góp phần phát triển an sinh xã hội. Đó cũng là thời khắc tiếp sức để Đồng bằng Sông Cửu Long cất cánh.
Đón đầu xu hướng đầu tư hậu Covid-19
Thị xã Tân Châu (An Giang) và huyện Hồng Ngự, TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp) có vị trí đầu nguồn sông Mekong, cửa ngõ giao thương của Việt Nam – Campuchia. Đây là vùng đất trù phú, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển, nhưng chưa tạo nên sự đột phá về kinh tế.
Theo các chuyên gia kinh tế, “điểm nghẽn” lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long là hạ tầng và logistics. Cụ thể, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thiếu tính đồng bộ, trong khi tốc độ đầu tư, xây dựng hệ thống đường cao tốc còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng, dẫn đến giảm sức cạnh tranh của 13 tỉnh trong khu vực.
Ngoài ra, một số công trình trọng điểm được kỳ vọng tạo nên sức bật về kinh tế chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Tiêu biểu là khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp; khu kinh tế cửa khẩu xã Tân Châu, An Giang, tuy được Chính phủ đặt nhiều kỳ vọng nhưng sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng trời phú.
Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NovaGroup đánh giá Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng hậu cần của TP.HCM, nơi tạo ra nhiều sản phẩm nhưng cũng chịu nhiều thiệt thòi trong suốt nhiều thập kỷ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Đảng và Nhà nước đã ban hành Nghị quyết 120 cùng nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, cơ chế đặc thù cho khu vực. “Tuy chưa có sự đột phá nhưng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Chúng tôi nghĩ rằng, thời khắc tiếp sức để Đồng bằng Sông Cửu Long cất cánh đã điểm”, ông Nhơn khẳng định.
Nhận thấy tiềm năng và cơ hội, NovaGroup đã phát triển ý tưởng xây dựng Mekong Smart City tại thị xã Tân Châu (An Giang) và huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Tập đoàn kỳ vọng dự án từng bước kiến tạo những khu đô thị biên giới kiểu mẫu tại Việt Nam.
Theo ông Bùi Thành Nhơn, nếu nhận được sự đồng thuận từ lãnh đạo hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp cùng sự hỗ trợ của Trung ương, sự hợp lực của cộng đồng doanh nghiệp, Mekong Smart City chắc chắn sẽ sớm thành công, góp phần phát triển an sinh xã hội và trở thành cú hích giúp Đồng bằng Sông Cửu Long thay đổi mạnh mẽ.
Theo khảo sát của các Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM, sau làn sóng Covid lần thứ 4, các doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển nhà máy về các vùng dồi dào nguyên liệu và nhân công. Trong đó, miền Tây được chú trọng do có nhiều lợi thế về nguồn nhân lực, dư địa phát triển hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng giao thông lớn.
Do đó, việc phát triển những dự án như Mekong Smart City cũng góp phần đón đầu làn sóng đầu tư hậu Covid vào Đồng bằng Sông Cửu Long. Với 11 công trình thành phần, trong đó, có khu đô thị, dịch vụ giải trí, du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay, khu công nghiệp…, đây là cách để thu hút nguồn lực, giúp khu vực phát triển bền vững.
Địa phương mong dự án sớm vận hành
Tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Mekong Smart City, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, với sự tiên phong của NovaGroup, hy vọng sẽ có thêm làn sóng đầu tư mới của nhiều doanh nghiệp đầu tư vào An Giang và Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian gần.
Trong khi đó, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND Đồng Tháp cho hay, các đề xuất của NovaGroup rất phù hợp với đề án phát triển, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ và định hướng kêu gọi đầu tư của tỉnh.
Ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam, cũng tin tưởng và cho rằng đây là một dự án có thể định hình chân dung tương lai của Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, cần phải có cơ chế chính sách hỗ trợ để sớm hiện thực hóa những hạng mục NovaGroup đề xuất.
Kỳ vọng vào sự thành công và những giá trị của Mekong Smart City mang lại, GS. Võ Tòng Xuân nhận định khi đi vào vận hành, dự án sẽ giúp khu vực Tây Nam Bộ có một diện mạo đạt chuẩn quốc tế, thu hút khách du lịch năm châu.
“Dự án chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Du lịch sẽ sớm trở thành ngành trọng điểm của các địa phương nơi Mekong Smart City phát triển. Thông qua xuất khẩu tại chỗ, sản phẩm mà người nông dân làm ra sẽ đến tận tay khách du lịch quốc tế và lâu dần sẽ đến với thị trường quốc tế”, GS. Võ Tòng Xuân nhận định.
Ông cũng tin tưởng rằng, những giá trị Mekong Smart City mang lại sẽ giúp nâng cao trình độ học vấn của người dân nhờ sự hiện diện của trường đại học trong khuôn khổ dự án. Theo GS. Võ Tòng Xuân, sự thay đổi tích cực về chất lượng nguồn nhân lực sẽ là “điểm sáng” để phát triển kinh tế bền vững.
Trong giai đoạn 1, NovaGroup sẽ tham gia đấu giá trên quỹ đất sạch có sẵn để phát triển dự án khu đô thị thông minh Rồng Xanh và dự án khu du lịch làng nghề Bùi Thanh Thủy, dự án Las Vegas Island 250ha (khu vực địa phận tỉnh Đồng Tháp) với số vốn đầu tư trên 2 tỷ USD.
Toàn bộ lợi nhuận ròng thu được từ dự án Rồng Xanh, dự án Las Vegas Island, NovaGroup sẽ xây dựng bệnh viện và trường học phi lợi nhuận cho tỉnh Đồng Tháp, An Giang.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.