Thống đốc lý giải cơ chế cấp 'room' tín dụng

Trần Anh Thứ tư, 08/06/2022 - 18:06

Trong phiên họp Quốc hội chiều 8/6, Đại biểu Trịnh Xuân An chất vấn Thống đốc về tính hợp lý của việc cấp hạn mức "room" tín dụng và e ngại biện pháp này can thiệp vào hoạt động của các nhà băng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Ngày 8/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Trịnh Xuân An hỏi hiện nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp là khá cao, nhưng nhiều ngân hàng hết hạn mức tín dụng. Để có thể cho vay, nhiều nhà băng đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép nới hạn mức tín dụng.

Đại biểu Trịnh Xuân An chất vấn Thống đốc về tính hợp lý của việc cấp hạn mức "room" tín dụng và e ngại biện pháp này can thiệp vào hoạt động của các nhà băng.

Chia sẻ về cách thức điều hành tín dụng theo hạn mức, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng là nội dung trọng tâm mà NHNN quan tâm khi điều hành chính sách tiền tệ. Theo thống kê của World Bank, năm 2021, quy mô tín dụng đạt 124% GDP, đây là tỉ lệ cao nhất thế giới.

Với đặc thù của nền kinh tế có vốn đầu tư phụ thuộc lớn vào nguồn tín dụng ngân hàng, khi có các cú sốc lớn xảy ra như Covid-19, khủng hoảng kinh tế… hệ thống ngân hàng sẽ phải chịu tác động trưc tiếp. Rủi ro các ngân hàng mất khả năng chi trả có thể ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

Trong quá khứ, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với những rủi ro như vậy. Trước khi NHNN đưa ra chính sách cấp hạn mức tín dụng, thị trường đã từng ghi nhận những năm tăng trưởng tín dụng rất cao. Cá biệt, có năm tăng trưởng tín dụng lên tới 53%, tạo ra cuộc đua lãi suất, đua huy động tiền cho vay… tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Kể từ năm 2011, khi NHNN đưa ra giải pháp “room tín dụng”, biện pháp cho thấy hiệu quả cao và dần đưa thị trường tiền tệ trong nước ổn định trở lại.

“Cơ chế này cho thấy tính hiệu quả trong giai đoạn các ngân hàng thương mại vẫn còn tái cơ cấu, chuyển mình theo chuẩn mực quốc tế, thị trường vốn trong nước vẫn còn non trẻ”, Thống đốc NHNN nhận định.

Cũng theo Thống đốc, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu phát triển thị trường vốn. Khi có thị trường vốn, các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay trung dài hạn từ phân khúc thị trường này, và chỉ vay vốn ngắn hạn, vốn lưu động từ hệ thống ngân hàng. Đến khi đó, áp lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng từ phía NHNN tự nhiên sẽ giảm đi.

Chia sẽ về cách thức cấp “room tín dụng” cho các ngân hàng, đại diện NHNN cho biết tất cả đều đi theo một công thức chung. Đó là dự trên mức độ lạm phát, chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà Chính phủ đề ra, NHNN sẽ đưa ra mức tăng trưởng tín dụng năm chung cho toàn bộ các tổ chức tín dụng. Con số này cũng sẽ tùy theo tình hình thực tiễn trển khai để điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh mức tăng trưởng chung, với các tổ chức tín dụng tăng trưởng lành mạnh, quản trị tốt hơn cũng sẽ được NHNN cấp hạn mức tín dụng cao hơn.

Sau phần trả lời của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Trịnh Xuân An tiếp tục tranh luận. Theo ông, cơ chế cấp hạn mức tín dụng này mang dáng dấp quản lý theo kiểu bao cấp, không còn phù hợp bối cảnh hiện nay.

Cấp hàng năm thì năm nào cũng phải cấp lại, khi cần thiết thì ngân hàng lại phải đi xin. Trong bối cảnh đang triển khai gói 2% của 40.000 tỷ đồng, ngân hàng có tiền mà không cho vay được.

“Nếu cơ chế bất cập thì "có nên thực hiện thời gian tới nữa hay không? Không biết trên thế giới còn nước nào cấp hạn mức như Việt Nam hay không", ông An đặt ra câu hỏi.

NHNN: Quản lý tín dụng chảy vào BĐS gặp nhiều khó khăn

NHNN: Quản lý tín dụng chảy vào BĐS gặp nhiều khó khăn

Tài chính -  2 năm
Thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất cao bất thường… ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của ngân hàng.
NHNN: Quản lý tín dụng chảy vào BĐS gặp nhiều khó khăn

NHNN: Quản lý tín dụng chảy vào BĐS gặp nhiều khó khăn

Tài chính -  2 năm
Thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất cao bất thường… ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của ngân hàng.
Đất hiếm, vonfram, quặng bô-xít vào tầm ngắm thanh tra

Đất hiếm, vonfram, quặng bô-xít vào tầm ngắm thanh tra

Tiêu điểm -  4 giờ

Chuẩn bị thanh tra việc quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm, vonfram, bô xít tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu, Đắk Nông và một số doanh nghiệp.

Tập đoàn TH 'cứu' san hô ở Vườn Quốc gia Cát Bà

Tập đoàn TH 'cứu' san hô ở Vườn Quốc gia Cát Bà

Phát triển bền vững -  4 giờ

Với sự tài trợ của Tập đoàn TH, 23 phao neo đã được thả tại Vườn Quốc gia Cát Bà, với tổng diện tích gần 34ha mặt biển được khoanh vùng bảo vệ.

Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 2025

Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 2025

Tiêu điểm -  4 giờ

Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025 với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô, di sản văn hóa.

Vietnam Airlines được phép tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines được phép tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng

Tài chính -  8 giờ

Vietnam Airlines được Quốc hội duyệt tăng vốn thêm tối đa 22.000 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Ngành điện cần thêm hàng tỷ USD để phục vụ sạc xe điện

Ngành điện cần thêm hàng tỷ USD để phục vụ sạc xe điện

Phát triển bền vững -  10 giờ

Nhu cầu sạc xe điện sẽ gia tăng áp lực lên sản lượng điện và công suất truyền tải, đòi hỏi Việt Nam phải tăng đầu tư cho ngành điện để đáp ứng.

Tận dụng trải nghiệm số để kiến tạo tương lai vững mạnh

Tận dụng trải nghiệm số để kiến tạo tương lai vững mạnh

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Trong thời đại công nghệ số, trải nghiệm số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng vững chắc, chinh phục khách hàng và kiến tạo tương lai vững mạnh.

Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Tiêu điểm -  14 giờ

Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.