Doanh nghiệp
Thuduc House phủ nhận xuất khống hàng hoá để trục lợi
Thuduc House khẳng định không có bất kỳ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nào liên quan đến Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam cũng như sự cấu kết hay móc nối với 70 công ty được đề cập trong báo cáo của Tổng cục Hải quan.
Cục thuế TP. HCM cuối năm ngoái đã gửi thông báo đến Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) yêu cầu khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra và đề nghị thu hồi tổng số tiền hoàn thuế GTGT xuất khẩu đã hoàn của kỳ thanh tra năm 2018 và kỳ thanh tra tháng 6/2019 – 12/2019 với tổng số tiền lên đến 396,5 tỷ đồng, bao gồm tiền hoàn thuế GTGT bị thu hồi và tiền phạt chậm nộp.
Trong báo cáo số 8194/BC-TCHQ gửi Bộ Tài chính vào ngày 31/12/2020 về “Kết quả đấu tranh với hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của một số doanh nghiệp tại địa bàn khu vực phía Nam”, Tổng cục Hải Quan cho biết đây là vụ án rất lớn, có tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến 70 doanh nghiệp.
Thủ đoạn chính là thành lập công ty con trong nước, mua bán hàng hóa với giá thấp, sau đó nâng giá lên hàng trăm lần, làm giả hồ sơ để xuất khẩu, làm thủ tục hoàn thuế để chiếm đoạt số tiền hàng trăm tỷ đồng, gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn rất tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước và thực hiện các hành vi phạm tội khác.
Hành vi của nhóm đối tượng là đặc biệt nghiêm trọng, cấu thành nhiều tội danh như: tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và có thể có thêm tội danh khác (lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế; trốn thuế; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;...).
Đối với Thuduc House văn bản nêu, giai đoạn 2017-2019, công ty đã lập 501 tờ khai xuất khẩu linh kiện điện tử (có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong) với giá trị gần 5.286 tỷ đồng và được hoàn thuế gần 261 tỷ đồng.
Tương tự, Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam (trụ sở Tây Ninh) đã mở 141 tờ khai xuất khẩu linh kiện điện tử với tổng trị giá hơn 1.645 tỷ đồng và nhận tiền hoàn thuế gần 76 tỷ đồng.
Kết quả xác minh cho thấy, các doanh nghiệp bán hàng cho Thuduc House và Sài Gòn Tây Nam đều không có tại địa chỉ đăng ký, thường xuyên thay đổi thông tin về địa chỉ trụ sở chính, thông tin về chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin nơi đăng ký quản lý thuế,...
Còn theo kết quả xác minh tại nước ngoài, Hải quan Hong Kong xác nhận ba lô hàng xuất khẩu của Thuduc Housse, bao gồm hai lô xuất cho đối tác DSPSG Logistics Co,.Ltd và một lô xuất cho đối tác Rothady Import Export Co không được nhập khẩu vào Hong Kong.
Hải quan Campuchia cũng xác nhận, hai công ty gồm Meas Channy Import Export Co., Ltd và Akchalnak Trop Antarakcheat Plc chưa được đăng ký tại Tổng cục Thuế Campuchia và không có dữ liệu xuất nhập khẩu của các công ty này trong năm 2018 và 2019.
Liên quan đến vụ việc, gần đây Cục thuế TP. HCM đã đề nghị truy thu thuế gần 400 tỷ đồng của Thuduc House.
Thuduc House lên tiếng
Ngày 2/3, Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) chính thức lên tiếng về vụ việc.
Thuduc House khẳng định không có bất kỳ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nào liên quan đến Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam cũng như không có bất kỳ sự cấu kết hay móc nối với 70 công ty được đề cập trong báo cáo.
Đối với việc xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử, trong các năm 2018 - 2019, Thuduc House mua hàng trong nước và xuất khẩu sang các đối tác nước ngoài. Cụ thể, hàng trong nước được công ty mua từ Công ty CP Thuduc House Wood Trading (Công ty con của Thuduc House) và công ty này chỉ thực hiện việc mua hàng với Công ty TNHH An Lành Phát.
Hiện nay Thuduc House, Thuduc House Wood Trading và An Lành Phát vẫn đang hoạt động bình thường, hợp pháp, có con dấu, pháp nhân, có địa chỉ trụ sở rõ ràng, thực hiện việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ.
Với nội dung được đề cập trong báo cáo của Tổng cục Hải quan về xác nhận của Hải quan Hong Kong và Hải quan Campuchia “03 lô hàng xuất khẩu của Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức gồm 02 lô xuất cho đối tác DSPSG LOGISTICS CO,. LTD, 01 lô xuất cho đối tác ROTHADY IMPORT EXPORT CO, không được nhập khẩu vào Hong Kong và 02 công ty MEAS CHANNY IMPORT EXPORT CO,. LTD; AKCHALNAK TROP ANTARAKCHEAT PLC chưa được đăng ký tại Tổng Cục Thuế Campuchia, không có dữ liệu xuất nhập khẩu của các công ty này trong năm 2018, 2019” Thuduc House cho rằng, trên tờ khai hải quan chỉ thể hiện khách hàng ký hợp đồng và địa điểm nhận hàng cuối cùng, không thể hiện tên người nhận hàng (Consignee) nhưng trên hợp đồng và bill thể hiện đầy đủ tên và địa chỉ của người nhận hàng.
Các đơn hàng xuất vào Hong Kong và Campuchia cho các đối tác ký kết hợp đồng đã được hãng vận chuyển (Công ty KGL Viet Nam) xác nhận đã nhận toàn bộ những lô hàng (gồm 133 lô xuất đi Hong Kong, 79 lô xuất đi Campuchia).
Toàn bộ những lô hàng đã được mang đến sân bay Phnom Penh (Campuchia) và sân bay Hong Kong, chuyển lệnh giao hàng cho người nhập khẩu.
Đồng thời, theo hướng dẫn của đơn vị vận chuyển thì hoàn toàn có thể kiểm tra các thông tin: Lô hàng, ngày giờ nhận hàng tại Việt Nam, ngày giờ đến nước nhập khẩu, ngày khách hàng nhận hàng.
Còn thông tin hai khách hàng Campuchia của Thuduc House chưa đăng ký tại Tổng Cục thuế Campuchia và không có dữ liệu xuất nhập khẩu trong năm 2018 - 2019, Thuduc House cho rằng về nghĩa vụ trong hợp đồng của công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng là giao hàng cho đơn vị vận chuyển (theo giá FOB) hoặc đến cửa khẩu của bên nhận hàng (theo giá CIF).
Việc các đối có tuân thủ đúng các chính sách pháp luật của nước sở tại hay không, đại diện Thuduc House cho rằng hoàn toàn không thể biết và cũng không có thẩm quyền để yêu cầu đối tác phải chứng minh. Tuy nhiên, theo thông tin từ đơn vị vận chuyển hàng đã xác nhận hàng hóa đã được giao cho người nhận theo hợp đồng xuất khẩu.
Thuduc House khiếu nại sau khi bị truy thu thuế gần 400 tỷ đồng
Thuduc House khiếu nại sau khi bị truy thu thuế gần 400 tỷ đồng
Phản hồi về quyết định của cục thuế TP.HCM, Thuduc House cho biết quyết định trên của cục thuế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của công ty và doanh nghiệp này đang làm thủ tục khiến nại/khởi kiện các quyết định trên quy định của pháp luật.
Thuduc House dự chi 1.200 tỷ để mở rộng quỹ đất
Ban lãnh đạo công ty đề ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với lợi nhuận sau thuế năm nay gấp 2,5 lần năm trước.
Tổng giám đốc Thủ Đức House nói về quản lý chung cư
Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức Nguyễn Vũ Bảo Hoàng chia sẻ về những vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý chung cư mà Thủ Đức House nói riêng cũng như các chủ đầu tư khác đã và đang phải giải quyết.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.