Tài chính
Trái phiếu bằng đồng Việt Nam vẫn tăng trưởng ‘lành mạnh’
Trong khi ảnh hưởng của dịch Covid-19 kìm hãm thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của nhiều nơi, thị trường này tại Việt Nam vẫn tăng trưởng lành mạnh so với quý trước nhờ trái phiếu chính phủ.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam cho thấy mức tăng trưởng lành mạnh so với quý trước, lên tới 9,5% trong quý I/2020 và đạt 57,6 tỉ USD vào cuối tháng 3, theo báo cáo “Giám sát trái phiếu châu Á” công bố mới đây bởi Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Mức tăng trưởng trên chủ yếu là nhờ tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm trái phiếu chính phủ, với tốc độ 10,5% trong quý đầu năm nay so với quý trước, đạt giá trị 53,3 tỉ USD và chiếm 92,6% tổng thị trường trái phiếu quốc gia.
Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp giảm 1,7% trong 3 tháng đầu năm nay so với quý cuối năm ngoái, đạt 4,2 tỉ USD vào cuối tháng 3 do việc không phát hành mới trong giai đoạn rà soát.
Tại khu vực Đông Á mới nổi, đại dịch Covid-19 tiếp tục kìm hãm các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ khi tâm lý đầu tư trên toàn cầu và trong khu vực xuống thấp trong khi các biện pháp ngăn chặn gây hạn chế hoạt động kinh tế. Khu vực này bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Lợi suất trái phiếu chính phủ có xu hướng đi xuống tại hầu hết các thị trường khu vực trong giai đoạn 28/2 – 29/5/2020, trong khi các thị trường vốn cổ phần ở khu vực Đông Á mới nổi bị thua lỗ và các đồng nội tệ bị mất giá so với đồng USD.
Chênh lệch tín dụng đã mở rộng đối với hầu hết các thị trường ở khu vực khi các nhà đầu tư theo đuổi cách tiếp cận e ngại rủi ro, với tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại giảm tại phần lớn các thị trường chứng khoán bằng đồng nội tệ của khu vực.
Rủi ro đối với triển vọng toàn cầu vẫn nghiêng nhiều về phía tiêu cực, chủ yếu là do sự bất ổn gây ra bởi đại dịch Covid-19, bao gồm viễn cảnh về các giai đoạn hoạt động kinh tế cầm chừng kéo dài hơn và những làn sóng bùng phát mới. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như sự biến động tài chính do các dòng vốn bị rút khỏi những thị trường mới nổi.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, đánh giá các chính phủ và ngân hàng trung ương trong khu vực đã tiến hành những biện pháp quyết liệt để giảm thiểu tác động của Covid-19 thông qua các gói kích thích tài chính và nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn nữa để củng cố sức mạnh của các nền kinh tế và thị trường tài chính khu vực. Trong khi tâm lý đầu tư chung vẫn còn thấp, có những dấu hiệu phục hồi tại một số nền kinh tế khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng một cách chiến lược.
ADB cho biết trong 3 tháng đầu năm nay, tổng giá trị trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên thị trường Đông Á mới nổi đạt 16,3 nghìn tỉ USD, tăng 4,2% so với tháng 12/2019 và cao hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng lượng trái phiếu phát hành của khu vực đạt 1,7 nghìn tỉ USD trong quý đầu năm 2020, tăng 19,7% so với quý IV/2019. Tính tới cuối tháng 3/2020, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã tăng lên bằng 87,8% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực.
Tổng giá trị trái phiếu chính phủ đang lưu hành đã tăng lên tới 9,9 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 3, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đạt 6,4 nghìn tỉ. Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường trái phiếu lớn nhất tại Đông Á mới nổi, chiếm 76,6% tổng lượng trái phiếu tính tới cuối quý I/2020.
Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
'Đông nhưng không mạnh', ABBank quyết liệt tái cấu trúc sau năm kinh doanh ảm đạm nhất
Một trong những trụ cột để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn gấp đôi trong năm 2025 của ABBank là chiến lược cải tổ toàn diện bộ máy tổ chức, hướng đến tinh gọn, hiệu quả và số hóa.
Lợi nhuận LPBank gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng trong quý I
Kết thúc quý I năm 2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, tạo bước đệm vững chắc để ngân hàng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm nay trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.
Vietinbank dẫn đầu 'big 4' trong làn sóng tinh gọn, cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch
Tại đại hội cổ đông thường niên 2025, ban lãnh đạo Vietinbank đã chia sẻ kế hoạch tinh gọn hệ thống quy mô lớn.
Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Vingroup khởi công siêu đô thị du lịch trên biển Cần Giờ
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày khai trương: Có gì đặc biệt trong siêu dự án 11.000 tỷ?
Sau hơn 20 tháng thi công, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.