Tiêu điểm
Tuyển sinh thời 4.0
Cùng với sự phát triển của các mô hình dạy học mới, thị trường giáo dục tại Việt Nam trở thành một "miếng bánh" hấp dẫn, nhưng cũng "chật chội" hơn.
Thị trường giáo dục phát triển nhưng đầy cạnh tranh
Thị trường giáo dục hiện nay dù phát triển mạnh mẽ, nhưng đồng thời tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Số liệu từ Tracxn Technologies ghi nhận, tính tới nay, nước ta có tới 260 thương hiệu công nghệ giáo dục (Edtech) và 22 trường đại học cung cấp chương trình đào tạo từ xa với phương pháp giảng dạy E - Learning.
Việt Nam cũng là quốc gia có ngân sách đầu tư đáng kể vào thị trường giáo dục, chiếm 18% tổng ngân sách cả nước. Đồng thời, với sự phát triển của khoa học công nghệ và ảnh hưởng từ Covid-19, những mô hình đào tạo mới và cá nhân hóa hơn như: edtech và tư thục cũng có cơ hội "nở rộ" tại Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của các mô hình dạy học mới và chính sách mở cửa của chính phủ đối với các doanh nghiệp đầu tư tư nhân cũng thúc đẩy thị trường giáo dục tại Việt Nam trở thành một "miếng bánh" hấp dẫn, nhưng cũng "chật chội" hơn.

Đứng trước bối cảnh này, việc đổi mới cách làm tuyển sinh đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để làm được điều này, chính những tổ chức đào tạo cũng cần phải tự chuyển mình để gia tăng lợi thế cạnh tranh cho mình.
Theo nghiên cứu của Adsota, thay vì tập trung vào một chiến dịch offline, việc đa dạng hoá các chiến thuật của mình trên từng điểm chạm thông qua việc kết hợp với các kênh truyền thông trực tuyến là rất cần thiết.
Đồng thời, tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ và khoa học dữ liệu như: Công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, kho dữ liệu khổng lồ, các công cụ quản trị hiệu suất,... Tất cả giúp quá trình nghiên cứu, thấu hiểu, tiếp cận, kết nối, chuyển đổi, giữ chân khách hàng của các thương hiệu ngày càng trơn tru và hiệu quả hơn.
Một trong những xu hướng mới nổi trong những năm gần đây đã cho thấy kết quả vượt trội với tệp đối tượng trẻ, đó là Influencer Marketing. Phía Adsota cho biết, chỉ 33% khách hàng giáo dục khi được hỏi tin tưởng vào nội dung quảng cáo từ các thương hiệu.
Trong khi, có tới 90% tin tưởng và đánh giá từ những cộng đồng hoặc nhân vật có tầm ảnh hưởng như Influencer, KOL, KOC... Điều này cho thấy, đã đến lúc các cơ sở giáo dục nên thay đổi nhận thức của mình về cách làm truyền thông tiếp thị?
Tuyển sinh trong thời đại số
Số liệu từ Wearesocial ghi nhận, hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, thời gian lên mạng trung bình mỗi người chiếm gần 7 tiếng/ngày. Nghiên cứu sâu của Adsota cho thấy, hành trình của khách hàng trên Internet diễn ra linh hoạt và đa dạng.
Tính riêng mạng xã hội, số người sử dụng 3 - 4 ứng dụng tại nước ta chiếm khoảng 67%, chủ yếu để kết nối với người thân và tìm kiếm thông tin về dịch vụ của thương hiệu. Do đó, đầu tư nguồn lực tiếp thị để gia tăng "điểm chạm" trên Internet, đặc biệt là mạng xã hội sẽ là hướng đi hiệu quả thu hút và tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Chẳng hạn, trường cao đẳng FPT Polytechnic là một trong những đơn vị đầu tiên mời các nghệ sĩ như: Sơn Tùng M-TP, Da LAB, AMEE,... tham dự các sự kiện của trường.
Sự xuất hiện của họ vừa là điểm mới lạ, vừa thu hút rất nhiều phụ huynh và học viên, tạo ra tiếng vang lớn với giới truyền thông, qua đó giúp FPT Polytechnic truyền tải thông điệp chào đón năm học mới đầy hứng khởi và hào hứng tới khách hàng mục tiêu của mình.
Hay như đại học Phenikaa đã hợp tác với cộng đồng Nhà Cấp 4 (hơn 1,3 triệu giới trẻ theo dõi) ra mắt Viral Video dạng Storytelling để quảng cáo tự nhiên thu về hàng trăm ngàn lượt tương tác.
Để làm được điều này, việc thấu hiểu khách hàng là rất quan trọng. Đây cũng chính là bài toán mà nhiều thương hiệu giáo dục tiêu tốn nhiều nguồn lực nhất. Mặc dù đây được xem là hoạt động quan trọng để tinh chỉnh chiến lược Marketing hiệu quả hơn, nhưng quá trình xử lý dữ liệu đầu vào quá lâu sẽ là trở ngại lớn.
Bảng khảo sát, những cuộc họp phụ huynh, phiếu đánh giá,... đã không còn phát huy nhiều tác dụng. Thay vào đó là quảng cáo trực tuyến với nhân khẩu học, vị trí địa lý, tâm lý và hành vi của khách hàng.
Hay như quá trình tiếp cận và kết nối với khách hàng tiềm năng, các thương hiệu có thể tạo ra những trải nghiệm thú vị như: hội thảo trực tuyến, trường quay ảo, công nghệ Hologram tạo ra hình ảnh bắt mắt,... không chỉ thu hút phụ huynh và học sinh mà còn khiến họ nhớ về thương hiệu thật lâu cho tới tận bước ra quyết định.
Gian nan hành trình tới nông nghiệp xanh
Ứng dụng Baemin tăng trưởng thần tốc tại Việt Nam
Chỉ trong vòng 3 năm có mặt tại Việt Nam, ứng dụng BAEMIN đã góp mặt trong top 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022.
Chiến lược bình dân hóa công nghệ trí tuệ nhân tạo ở MoMo
Áp dụng thử nghiệm từ những năm đầu sản phẩm (2014-2015), đến năm 2018, MoMo đã bắt đầu tập trung nghiên cứu AI, Big Data và hiện đang đầu tư khoảng 20 - 25% tổng chi phí đầu tư cho công nghệ.
Việt Nam hỗ trợ khởi nghiệp tốt hơn Indonesia, Ấn Độ
Việt Nam xếp thứ 63/113 quốc gia trong bảng xếp hạng toàn cầu về Hệ thống Khởi nghiệp Kỹ thuật số, theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2022 của ADB.
Quả ngọt khi taxi truyền thống bắt tay taxi công nghệ
Với một thị trường rộng lớn, phong phú về nhu cầu và điều kiện đi lại như Việt Nam, dịch vụ vận chuyển cũng ngày càng đa dạng, việc taxi truyền thống và taxi công nghệ cùng chia sẻ cơ hội và thị phần là hoàn toàn khả thi.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".
Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra
Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.
Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng
Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".