Khởi nghiệp

Ứng dụng gia sư công nghệ được Shark Linh gật đầu

Việt Hưng Thứ tư, 04/08/2021 - 09:47

Edubox hiện đã có nền tảng dạy online riêng, nên gọi vốn để kết nối app với website, với mong muốn nhiều người có thể học cùng lúc.

Nguyễn Hà Minh Thông, nhà sáng lập và CEO dự án Edubox. Anh đại diện cho Edubox đến chương trình Shark Tank kêu gọi 4 tỷ cho 25% cổ phần của công ty.

Theo chia sẻ của nhà sáng lập, Edubox là một ứng dụng công nghệ mang đến giải pháp gia sư cho các học sinh. Anh cho biết, phụ huynh thường khó đưa ra được câu trả lời cho một số câu hỏi trong bài tập về nhà của các em học sinh vì nhiều lý do.

Chính vì vậy, Edubox đã mang đến một giải pháp: khi các em học sinh đặt câu hỏi khó trên ứng dụng, sẽ có các giáo viên đối tác trả lời. Trong lúc trả lời, giáo viên sẽ “bắt mạch” được học sinh đó yếu kiến thức chỗ nào, từ đó, gửi cho phụ huynh thông tin và đưa ra giải pháp nên học thêm bao nhiêu để lấy lại kiến thức

"Các em học sinh không cần học dàn trải, yếu môn nào học môn đó", Minh Thông giải thích thêm. Đó cũng là những khác biệt của Edubox so với gia sư truyền thống. Ngoài ra, trên ứng dụng cũng hiển thị tên giáo viên và chi phí để học sinh có thể lựa chọn.

Quan tâm đến chất lượng đầu vào của giáo viên, Shark Liên hỏi thêm nhà sáng lập về các tiêu chí giáo viên cần để được vào ứng dụng, Minh Thông cho biết doanh nghiệp của mình có 2 hình thức xác nhận giáo viên: xác nhận pháp lý, xác nhận trình độ bằng cấp. 

Giáo viên được sàng lọc kỹ, là những cựu học sinh ở các trường hàng đầu như Đại học Ngoại Thương, Đại học Bách Khoa, Đại học Y Dược.

“Với sinh viên thì coi kết quả thi đại học hoặc học bạ lớp 11, 12, hoặc xem xét bảng điểm đại học” – Minh Thông nói. Anh cũng tiết lộ, Edubox đang có kế hoạch training thêm các kỹ năng sư phạm cho các gia sư tại đây

Trả lời câu hỏi của Shark Linh về số lượng khách hàng của dự án, Minh Thông cho biết Edubox hiện có 18.000 người dùng, trong đó học sinh chiếm 3.000, còn lại là các đối tác.

Minh Thông cũng chia sẻ thêm, dự án của mình ra mắt vào tháng 7/2019, tiền thân là một ứng dụng đặt giáo viên về nhà dạy offline. Edubox có kế hoạch đạt 50.000 user (người dùng) mới chuyển sang mô hình online. Thế nhưng, Covid xảy ra, mảng offline đứng lại.

“Thế là tụi em phải nghĩ ra một cách nào đó để cứu mình. Việc dạy online thông qua Zoom quá phổ biến. tại sao mình không làm phần đặt câu hỏi này, rồi tìm được lỗ hổng, chỉ cần học 3 buổi, thuê giáo viên dạy 3 buổi là có thể lấy lại được kiến thức này. Thì tụi em chuyển đổi mô hình” – Minh Thông nói.

Chia sẻ về doanh thu của Edubox, Minh Thông cho biết GMV (Tổng giá trị giao dịch) của doanh nghiệp rơi vào khoảng 4.000 USD và thu phí 30%/1 giao dịch. Edubox sẽ thu phí của phụ huynh và trả ngược lại cho gia sư.

Ứng dụng gia sư công nghệ được Shark Linh gật đầu
Nguyễn Hà Minh Thông, Nhà sáng lập và CEO dự án Edubox

Về mục tiêu sử dụng vốn, Minh Thông cho biết, doanh nghiệp của mình đã lập trình ra một nền tảng dạy online riêng. Anh lên gọi vốn để kết nối app với website, dùng vốn để nâng cấp app lên, chuẩn bị được phần server chịu tải nhiều người học cùng lúc. Còn lại dùng để marketing, quảng bá cho Edubox.

Minh Thông cũng tiết lộ, đội ngũ đã bỏ vào 1 tỷ cho dự án này, một nhà đầu tư thiên thần ngay thời điểm mới ra ý tưởng, đầu tư 200 triệu cho 5% cổ phần.

Trái ngược với quan điểm của Shark Phú và Shark Liên về việc cái khó của dự án này là chất lượng đầu vào của giáo viên, Shark Bình cho rằng, điều quan trọng của dự án này là tìm được học sinh và hỏi nhà sáng lập, cách để thu hút lượng khách hàng mới.

Theo Shark Liên, với mô hình này, điều quan trọng nhất là chất lượng của giáo viên. Thêm vào đó, bà là người phản đối câu chuyện bố mẹ nhồi nhét học thêm cho các em học sinh. Chính vì vậy, Shark Liên tuyên bố không đầu tư.

Không quá am hiểu về lĩnh vực này, Shark Phú cũng từ chối đầu tư.

Trái với Shark Liên, Shark Hưng nhận định: “Cái app này như Uber vậy. Nó kết nối giữa một người có năng lực cung cấp và một người có nhu cầu tiêu dùng. Và sự lựa chọn là do học sinh và cha mẹ học sinh. Không có cái app này những bạn sinh viên vẫn đi làm gia sư. Đây không phải là câu chuyện tiếp tay”.

“Nhưng liên quan đến giáo dục. Uber vận chuyển nó khác với giáo dục…Tôi được đào tạo sư phạm nên cái đấy rất quan trọng” – Shark Liên phản đối.

Lúc này, Minh Thông lên tiếng, nói rằng mình có cách giải quyết vấn đề của Shark Liên. Nếu các giáo viên đến Edubox và chứng minh được bằng cấp của mình thì Edubox sẽ đưa họ lên top với dấu tích verified (xác minh), là đã được kiểm duyệt. Anh cho rằng việc này có thể đảm bảo được chất lượng giáo viên.

Shark Linh nhận định, gia sư khác với giáo sư nên uy tín không được thể hiện qua bằng cấp. Startup có thể dùng cộng đồng sinh viên và học sinh để đánh giá gia sư. Quan trọng nhất với Edubox bây giờ là tìm khách hàng.

Đang ở trong giai đoạn còn trẻ nên Shark Linh cho rằng, startup nên tập trung phát triển công nghệ và cần tìm một người giúp mình thu hút được khách hàng. “Chị nghĩ chị có thể là người đó để giúp em vì chị rất quan tâm đến giáo dục”, Shark Linh chia sẻ. Chính vì vậy, Shark Linh đưa ra đề nghị 4 tỷ cho 40% cổ phần.

“Em nghĩ có nguồn vốn để marketing thì cái này sẽ lên rất nhanh”, Minh Thông tự tin. Nhận thấy đây là một cuộc đua khá tốn kém và có 2 Shark phù hợp hơn là Shark Linh và Shark Bình, Shark Hưng từ chối đầu tư.

Shark Bình nhận xét, mô hình Edubox đang làm chuyển đổi số trong giáo dục nhưng có những điểm sau chưa thuyết phục: “Thứ nhất non và xanh quá. Gần như chưa có kết quả gì cả. Thứ hai là chưa tìm thấy long mạch. Đã chưa tìm thấy long mạch, bạn lại không có gió đông. Tức là không có bệ phóng nào thổi bạn bay lên thật nhanh”.

Ứng dụng gia sư công nghệ được Shark Linh gật đầu 1
Ứng dụng gia sư công nghệ được Shark Linh gật đầu

Nhận thấy có thể giúp được startup trong tất cả các vấn đề như công nghệ, tài chính, thị trường, tuyển dụng,… Shark Bình quyết định đầu tư theo mô hình Venture Builder với con số 4 tỷ cho 70%.

“Chúng ta chỉ cần một phần nhỏ trong một miếng bánh lớn, chứ không cần một miếng bánh lớn của một startup bé tí chưa biết sống chết như thế nào hiện nay”, Shark Bình chiêu dụ startup.

Shark Linh liền lập tức lên tiếng, nếu chỉ giữ 30% cổ phần thì startup sẽ không có đủ động lực để phát triển. Chị cũng tiết lộ chị đang là đại diện của một quỹ đầu tư trị giá 430 tỷ USD bên Singapore nên chị có thể hỗ trợ nhiều cho startup, kể cả về công nghệ.

“Em đã xây dựng nền tảng rồi và bây giờ phát triển mạnh, chúng ta có thể gọi thêm vốn cho em tăng trưởng ra khỏi Việt Nam và có thể đi được toàn cầu”, Shark Linh nói.

Trước khi chốt deal, Minh Thông đề nghị Shark Linh có thể thương lượng cho lại đội ngũ một ít cổ phần nếu đạt được KPI đề ra.

“Theo KPI thưởng lại 5% trong vòng 1-2 năm tới”, Shark Linh cho biết. Sau khi suy nghĩ, Minh Thông đồng ý với đề nghị đầu tư từ Shark Linh.

Công ty mẹ VNPAY huy động thành công 250 triệu USD

Công ty mẹ VNPAY huy động thành công 250 triệu USD

Khởi nghiệp -  3 năm
Trước đó, VNPAY từng được Google, Temasek và Bain & Company công nhận là kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam, sau VNG.
Công ty mẹ VNPAY huy động thành công 250 triệu USD

Công ty mẹ VNPAY huy động thành công 250 triệu USD

Khởi nghiệp -  3 năm
Trước đó, VNPAY từng được Google, Temasek và Bain & Company công nhận là kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam, sau VNG.
Startup thực phẩm Kamereo gọi vốn vòng Series A

Startup thực phẩm Kamereo gọi vốn vòng Series A

Khởi nghiệp -  3 năm

Ứng dụng Kamereo được thành lập vào năm 2018 với tầm nhìn là tái định nghĩa lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.

Appota chuyển mình với sứ mệnh chuyển đổi số

Appota chuyển mình với sứ mệnh chuyển đổi số

Khởi nghiệp -  3 năm

Những năm gần đây, Appota liên tục mở rộng các mảng mới trong kinh doanh, ngoài phát triển những lĩnh vực về giải trí thì công ty còn đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm mang đến giải pháp quản trị thông minh cho các doanh nghiệp (B2B).

Startup làm dầu lạc được 2 cá mập đề nghị đầu tư

Startup làm dầu lạc được 2 cá mập đề nghị đầu tư

Khởi nghiệp -  3 năm

Các sản phẩm lạc được sản xuất theo quy trình hữu cơ 100%, không hóa chất, được các cơ quan chức năng cấp chứng nhận

Bí quyết giúp TopCV vượt bão Covid-19

Bí quyết giúp TopCV vượt bão Covid-19

Khởi nghiệp -  3 năm

Tập trung vào công nghệ để liên tục thích ứng với nhu cầu thay đổi của khách hàng chính là chìa khóa giúp TopCV vượt qua khó khăn giữa Covid-19, nhận đầu tư triệu USD.

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  9 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  9 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  9 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  9 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  9 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  7 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  13 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  14 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  14 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  17 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  17 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.