Tài chính
Vàng, Yên Nhật giảm giá sau khi Mỹ dừng gắn mác thao túng tiền tệ với Trung Quốc
Cổ phiếu khu vực châu Á tăng, đồng Nhân dân tệ nhảy vọt trong khi các tài sản trú ẩn an toàn sụt giảm giữa bối cảnh có nhiều dấu hiệu thiện chí giữa Trung Quốc và Mỹ trước thềm ký kết thỏa thuận giai đoạn một.

Sau động thái Mỹ dừng gắn mác thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc, Bắc Kinh đã lới lỏng đồng nội tệ một chút, khiến đồng tiền này leo lên đỉnh kể từ tháng 7.
Theo dữ liệu từ Reuters, đồng nội tệ của Trung Quốc đã gia tăng 0,3%, ở mức 6,8740 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Mức giá này đã tăng khoảng 1,2% so với thời điểm đầu năm.
Đồng Yên Nhật – vốn được xem là một trong những tài sản trú ẩn an toàn trong thời điểm bất ổn – rơi về mức thấp nhất 8 tháng, mỗi USD Mỹ đổi được khoảng 109,93 Yên Nhật.
Cùng với Yên Nhật, giá vàng cũng sụt giảm và kéo dài từ đầu tuần này, giao dịch ở mức thấp nhất hai tuần với 1538,02 USD/ounce.
Trogn khi đó, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0,7% lên mức cao nhất một tháng. Cổ phiếu của Úc cũng tăng trưởng cùng mức và đóng cửa ở ngưỡng kỷ lục.
Báo cáo về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối với các đối tác thương mại lớn của Mỹ công bố bởi Bộ Tài chính nước này cho biết chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đã dừng gắn mác Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ trước thềm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dự kiến ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Trung Quốc đã thực hiện các cam kết nhằm kiềm chế sự mất cạnh tranh trong khi thúc đẩy tính minh mạch và trách nhiệm giải trình.
Tuy vậy, báo cáo cũng khuyến nghị Trung Quốc có các biện pháp quyết liệt để tránh việc đồng Nhân dân tệ giảm giá kéo dài, mở cửa thị trường rộng hơn để cải thiện triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Tháng 8 năm ngoái, giữa cao trào của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Washington đã dán nhãn thao túng tiền tệ đối với Bắc Kinh. Mỹ cáo buộc Trung Quốc cố tình định giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực nhằm tạo lợi thế thương mại.
Năm 1994, Trung Quốc cũng từng bị chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton liệt vào trường hợp thao túng tiền tệ và cho đến nay, chưa có thêm một quốc gia nào xuất hiện trong danh sách này.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bộ trưởng Mnuchin sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để loại bỏ lợi thế cạnh tranh không lành mạnh do các hành động mới nhất của Trung Quốc tạo ra".
Thông tin từ CNN cho biết Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã tới Washington đầu tuần này, chuẩn bị cho lễ ký thỏa thuận với người đứng đầu Nhà Trắng dự kiến vào ngày 15/1 tới.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer hôm 13/1 nói với Fox Business cho biết công tác dịch thuận thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung gần như đã hoàn tất và văn kiện thỏa thuận sẽ được công bố ngay trước khi diễn ra lễ ký.
Lơ lửng 'bóng ma' chiến tranh tiền tệ
Chiến tranh thương mại có nguy cơ biến thành chiến tranh tiền tệ
Những động thái "ăn miếng trả miếng" mới nhất của Mỹ đang khiến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có khả năng biến thành một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Moody's: Việt Nam nên thận trọng hơn với chính sách nới lỏng tiền tệ
Theo Moody's Investors Service, Việt Nam cần phải thận trọng hơn với chính sách nới lỏng tiền tệ vì nó có thể gây rủi ro cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.