Lơ lửng 'bóng ma' chiến tranh tiền tệ

Kiều Mai Thứ sáu, 23/08/2019 - 11:14

Việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ kéo theo phản ứng hạ lãi suất của nhiều ngân hàng, tạo ra nguy cơ chiến tranh tiền tệ đe dọa hệ thống tài chính.

Đồng nội tệ Trung Quốc vừa qua đã phá vỡ ngưỡng tâm lý 7 tệ đổi 1 USD. Ảnh: china-briefing

Đầu tháng này, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (POBC) đã hạ thấp tỷ giá đồng Nhân dân tệ, thiết lập ở mức vượt ngưỡng tâm lý quan trọng là 7,0 lần đầu tiên trong hơn 10 năm.

Đồng nội tệ Trung Quốc ngày hôm qua (23/8) tiếp tục suy giảm 0,15% so với đồng USD, đẩy tỷ giá về mức 7,074 CNY/USD tại thị trường nội địa.

Đây là phiên giảm thứ 6 của đồng Nhân dân tệ với tổng lượng sụt giảm là 0,7%, mạnh nhất trong các đồng tiền của khu vực châu Á trong cùng khoảng thời gian.

Động thái này được xem là một trong những biện pháp giúp hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc cạnh tranh hơn khi sang Mỹ, bù đắp phần thiệt hại do tăng thuế quan gây ra.

Tuy vậy, việc hạ giá không chỉ giúp Bắc Kinh cạnh tranh hơn khi vào Washington mà còn có lợi thế hơn khi vào các nước khác, kéo theo phản ứng hạ lãi suất của nhiều ngân hàng tại các nước như Ấn Độ, New Zealand, gây ra lo ngại dẫn đến cuộc chiến tranh tiền tệ.

Việc giảm lãi suất sẽ giúp đồng tiền mất giá bởi khi đó sẽ tạo ra tâm lý không còn muốn giữ đồng tiền, không muốn gửi tiết kiệm bởi lãi suất thấp hơn.

Chia sẻ tại sự kiện Café Quản trị tổ chức bởi Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân nhận định rằng, về bản chất, sẽ không có quốc gia nào được lợi trong chiến tranh tiền tệ bởi khi một nước phá giá tiền tệ, một nước khác cũng có khả năng hành động tương tự.

Ông đánh giá POBC rất thận trọng khi không dám phá giá quá nhiều và chủ yếu theo chính sách thăm dò.

“Nếu phá giá quá nhiều sẽ tạo ra tác động ngược khi khiến các nhà đầu tư mới không vào Trung Quốc còn các nhà đầu tư hiện có sẽ rút vốn”, ông phân tích.

Vị Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân nhận định xác suất xảy ra chiến tranh tiền tệ tương đối thấp trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống, cần thúc đẩy thu hút FDI cũng như giữ chân các nhà đầu tư hiện có.

Đối với Việt Nam, theo lý thuyết, đồng tiền sẽ lên giá do thặng dư của tài khoản vãng lai nhưng từ đầu năm đến nay, VND tương đối ổn định, giữ tỷ giá tương đối tốt so với các năm trước.

Lơ lửng nguy cơ chiến tranh tiền tệ
PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân

Theo ông Thế Anh, điều này nhờ vào dòng vốn chảy vào Việt Nam, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ FDI mà còn cả việc mua cổ phần.

Ông dự đoán tới cuối năm, VND mất giá khoảng 2% là khả thi và tỷ giá có thể chỉ dao động một chút.

Trao đổi bên lề hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Một số nhận định về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam” cuối tháng trước, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng có khả năng xảy ra chiến tranh tiền tệ.

Điều này xuất phát từ bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu giảm tốc và một trong những cách chống đỡ là kích thích kinh tế hoặc nới lỏng tiền tệ, gây áp lực giảm giá đồng tiền.

Tuy nhiên, ông cho biết không mong muốn xảy ra chiến tranh tiền tệ.

“Một chính sách tiền tệ phù hợp góp phần thúc đẩy tăng trưởng thì cần thiết, nhưng việc duy trì ổn định hệ thống tài chính toàn cầu rất quan trọng. Nếu không có sự phối hợp tốt, việc phục hồi tăng trưởng không khéo sẽ dẫn đến nguy cơ tồi tệ là đổ vỡ, khủng hoảng của hệ thống tài chính toàn cầu”.

Tài chính thế giới được đánh giá vẫn còn có những dấu hiệu không tốt như chỉ số chứng khoán tại một số nước quá cao, không phản ánh đúng nền kinh tế thật, ngân hàng ngầm lớn, nợ công cao và sự bất định của cuộc chiến thương mại.

“Nếu chỉ nhìn chính sách tiền tệ như một giải pháp để cứu nền kinh tế thực là rất chưa đủ, phải quan tâm tới sự ổn định, lành mạnh của thị trường tài chính toàn cầu”, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

Ông Thành nhận định chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô của Việt Nam đối diện với tình hình khá phức tạp do là nền kinh tế nhỏ, mức độ mở cửa lại lớn.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ trong nền kinh tế đang phải kham khá nhiều mục tiêu và những mục tiêu ấy trong nhiều trường hợp phải đánh đổi.

Do đó, Việt Nam phải đặt ra nhiều kịch bản và trong những kịch bản ấy, không thể bỏ qua kịch bản môi trường bên ngoài xấu đi để tăng cường khả năng chống chịu thông qua độ linh hoạt của chính sách tiền tệ hay lành mạnh hóa hệ thống tài chính.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần ứng xử khéo léo để giảm thiểu rủi ro, có thể tận dụng lợi ích để thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng.

“Cách ứng xử phải khéo nhưng phải thật, không phải giả vờ”, ông Thành nhấn mạnh. 

Đối sách nào cho Việt Nam khi nhân dân tệ hạ giá giữa thương chiến Mỹ - Trung

Đối sách nào cho Việt Nam khi nhân dân tệ hạ giá giữa thương chiến Mỹ - Trung

Tài chính -  5 năm
Các chuyên gia cho rằng đồng VND vẫn còn dư địa để chống chọi với các tác động từ bên ngoài nhưng cần thận trọng với việc Mỹ có thể đưa Việt Nam vào danh sách nhóm các nước thao túng tiền tệ.
Đối sách nào cho Việt Nam khi nhân dân tệ hạ giá giữa thương chiến Mỹ - Trung

Đối sách nào cho Việt Nam khi nhân dân tệ hạ giá giữa thương chiến Mỹ - Trung

Tài chính -  5 năm
Các chuyên gia cho rằng đồng VND vẫn còn dư địa để chống chọi với các tác động từ bên ngoài nhưng cần thận trọng với việc Mỹ có thể đưa Việt Nam vào danh sách nhóm các nước thao túng tiền tệ.
Moody's: Việt Nam nên thận trọng hơn với chính sách nới lỏng tiền tệ

Moody's: Việt Nam nên thận trọng hơn với chính sách nới lỏng tiền tệ

Tài chính -  7 năm

Theo Moody's Investors Service, Việt Nam cần phải thận trọng hơn với chính sách nới lỏng tiền tệ vì nó có thể gây rủi ro cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Thêm một quốc gia cấm các giao dịch tiền tệ kỹ thuật số

Thêm một quốc gia cấm các giao dịch tiền tệ kỹ thuật số

Quốc tế -  7 năm

Ngân hàng trung ương Indonesia sẽ cấm các công ty công nghệ tài chính sử dụng nền tảng tiền tệ kỹ thuật số, điển hình là Bitcoin, để thu hút các nhà đầu tư.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Tài chính -  4 ngày

Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Tài chính -  6 ngày

Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Tài chính -  1 tuần

Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Tài chính -  1 tuần

Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  20 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.