Tài chính
Vì sao Vietcombank, VietinBank và BIDV chưa công bố lợi nhuận?
Thay vì công bố lợi nhuận, các ngân hàng tập trung nói về tăng trưởng tín dụng và khả năng xử lý nợ xấu. Diễn biến này phù hợp với chỉ đạo của NHNN, khi cơ quan chủ quản ngành ngân hàng đã nhiều lần lên tiếng không khuyến khích các ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận cao, mà cần tập trung nguồn lực để tăng cường trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, nợ tái cơ cấu để tránh các cú sốc từ dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.
Hàng năm, những ngày đầu tháng 1 thường là thời điểm ngành ngân hàng đua nhau công bố lợi nhuận. Trước khi ra báo cáo tài chính, ngân hàng nào kinh doanh càng tốt, lãi càng cao sẽ càng công bố sớm con số lợi nhuận. Tuy nhiên, trái ngược với thông lệ, năm nay các ngân hàng tỏ ra khá dè dặt khi nhắc tới lợi nhuận.
Chẳng hạn, BIDV mới đây cho biết năm 2021 tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020, tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng.
Mặc dù vậy, ngân hàng không tiết lộ con số lợi nhuận cụ thể mà chỉ cho biết đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2021 được NHNN giao. Thay vào đó, ngân hàng nhấn mạnh vào việc giảm mạnh nợ xấu.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021 giảm 0,73 điểm phần trăm so với năm 2020 xuống còn 0,81% và tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức 0,42%, giảm 0,82 điểm phần trăm.
Tương tự, ngân hàng VietinBank cho biết, tính đến hết ngày 31/12, dư nợ bình quân tăng 12,3% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,8% của 6 tháng đầu năm. Con số về lợi nhuận cụ thể không được công bố, song nhà băng chia sẻ lợi nhuận trước thuế riêng lẻ sẽ đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đại hội cổ đông đề ra.
VietinBank cho biết kết quả kinh doanh khả quan tạo nguồn lực để ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro theo hướng thận trọng. Ngân hàng cũng nhấn mạnh tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,3%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện tích cực ở mức 171%, cao hơn so với năm 2020.
Gần đây nhất, tại hội nghị triển khai công tác đảng và hoạt động kinh doanh năm 2022 của Vietcombank, lãnh đạo ngân hàng cho biết tổng tài sản đến cuối năm 2021 ở mức 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với cuối năm 2020. Huy động vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Dư nợ tín dụng đạt hơn 963.000 tỷ đồng, tăng gần 15%. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, nợ nhóm 2 chiếm 0,34%, tỷ lệ nợ xấu 0,63% và được trích lập đầy đủ. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Cũng giống như BIDV và Vietinbank, Vietcombank không công bố con số lợi nhuận cụ thể.
Trong nhóm các ngân hàng cổ phần nhà nước, chỉ có duy nhất Agribank đã công bố con số lợi nhuận. Theo đó, Agribank ghi nhận lợi nhuận hơn 14.000 tỉ đồng trong năm 2021, tăng khoảng 7% so với năm 2020. Tổng dư nợ cho vay đạt 1,31 triệu tỉ đồng với gần 70% dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Ở khối ngân hàng tư nhân, TPBank là điểm sáng hiếm hoi khi là ngân hàng công bố lợi nhuận trước thuế khá lớn, đạt 6.038 tỉ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước đó và vượt hơn 4% so với kế hoạch đã đặt ra.
Tại MSB, Tổng giám đốc Nguyễn Hoàng Linh cũng cho biết, đến hết tháng 10/2021, ngân hàng đạt lãi trước thuế 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm. MSB dự kiến cán mốc trên 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2021, vượt xa so với mục tiêu đưa ra là 4.100 tỷ đồng.
Việc các ngân hàng cổ phần nhà nước không hào hứng công bố lợi nhuận dự báo một mùa kết quả kinh doanh đáng chú ý của các ngân hàng. Thay vì công bố lãi lớn, tăng trưởng đột biến, nhiều khả năng các nhà băng sẽ chỉ ghi nhận đạt lợi nhuận tương đương hoặc vượt nhẹ so với năm ngoái.
Thực tế từ các quý trước, nhiều ngân hàng đã không muốn đề cập đến thông tin lợi nhuận ngân hàng trên truyền thông. Thay vào đó, các ngân hàng thường tập trung vào thông tin hỗ trợ lãi suất, tăng trưởng tín dụng hoặc tăng trưởng dự phòng rủi ro tín dụng...
Diễn biến lợi nhuận của các ngân hàng phù hợp với chỉ đạo của NHNN, khi cơ quan chủ quản ngành ngân hàng đã nhiều lần lên tiếng không khuyến khích các ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận cao, mà cần tập trung nguồn lực để tăng cường trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, nợ tái cơ cấu để tránh các cú sốc từ dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống sẽ khoảng 7,31% (trong khi cuối năm 2020 là 5,08%).
Đại diện NHNN cũng cho biết, trong năm 2022, những tác động của dịch bệnh đến ngành ngân hàng sẽ mạnh hơn do có độ trễ. Do đó, NHNN sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để kiểm soát và xử lý nợ xấu, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, để duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn dưới 3%.
Theo đó, về tín dụng cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và những doanh nghiệp phát hành trái phiếu có biểu hiện không lành mạnh, sẽ không được tập trung vốn, tăng cường kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng cho nhà ở xã hội, nhu cầu nhà ở thực của người dân sẽ được ngân hàng ưu tiên vốn.
NHNN: Siết chặt tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán đầu cơ
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
Nâng cấp hạ tầng liên vùng tạo cú hích mạnh mẽ cho bất động sản thành phố Vinh
Sự chuyển mình mạnh mẽ trong quy hoạch hạ tầng giao thông liên vùng đã từng bước thay đổi diện mạo thành phố Vinh, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trên mọi phương diện, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô
Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.