Tài chính
Việt Nam tiếp tục trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ
Việt Nam mới đây được Bộ Tài chính Mỹ đánh giá không thao túng tiền tệ nhưng vẫn nằm trong danh sách theo dõi của cơ quan này.
Bộ Tài chính Mỹ trong báo cáo mới nhất về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn, cho biết, không có đối tác lớn nào của nước này được xác định thao túng tiền tệ, bao gồm cả Việt Nam.
Tuy vậy, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore và Đức.
Bộ Tài chính Mỹ lý giải, nguyên nhân là bởi Việt Nam có thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ và thặng dư tài khoản vãng lai.
Cụ thể, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam tính đến cuối năm ngoái tương đương 5,8% GDP.
Phía Mỹ đánh giá, tài khoản vãng lai của Việt Nam đã trở lại mức thặng dư đáng kể sau khi ghi nhận thâm hụt vào năm 2021 và 2022 do những hạn chế trong sản xuất vì Covid-19 khiến giá hàng khóa nhập khẩu cao hơn.
Năm 2023, xuất khẩu hàng hóa thấp hơn nhưng cán cân thương mại lại tăng do nhập khẩu phục hồi chậm hơn vì các nhà máy điều chỉnh giảm đơn đặt hàng từ nước ngoài.
Du lịch nội địa phục hồi, kiều hối tăng và nhà đầu tư nước ngoài giảm mức lợi nhuận chuyển về cũng đã hỗ trợ tài khoản vãng lai của Việt Nam.
Về thương mại song phương, thặng dư thương mại giữa hai nước đã tăng đáng kể trong 5 năm qua, chủ yếu nhờ tăng trưởng của hàng hóa, dẫn đầu là điện tử và máy móc.
Tính đến cuối năm ngoái, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt 103 tỷ USD, cao thứ ba trong các đối tác của Mỹ.
Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam đã mua ròng ngoại hối khoảng 7 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP trong năm ngoái.
Cơ quan này đánh giá, Việt Nam đã mua ròng ngoại hối ở mức độ vừa phải để tái tích lũy dự trữ ngoại hối.
Tháng 7/2021, Bộ Tài chính Mỹ cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết những lo ngại của phía Mỹ về vấn đề tiền tệ của Việt Nam.
NHNN khẳng định cam kết hiện đại hóa, nâng cao tính minh bạch của chính sách tiền tệ và khuôn khổ quản lý tỷ giá hối đoái, không sử dụng chính sách tỷ giá để đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, thao túng tiền tệ được định nghĩa là khi một quốc gia cố ý điều chỉnh tỷ giá nhằm tác động lên cán cân thanh toán, hoặc để đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế.
Ba tiêu chí để đưa vào danh sách theo dõi bao gồm: thặng dư thương mại song phương với Mỹ lớn hơn 20 tỷ USD, thặng dư tài khoản vãng lai hơn 2% GDP, và khối lượng mua ròng ngoại tệ hơn 2% trong vòng 12 tháng.
Bước chuyển quan trọng của chính sách tiền tệ
Dragon Capital: Chính sách tiền tệ sẽ không đảo chiều
Theo chuyên gia của Dragon Capital, dù chịu áp lực từ tỷ giá, chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ tiếp tục nới lỏng với lãi suất duy trì ở mức thấp.
Ngăn ngừa thủ đoạn lừa đảo, thao túng chứng khoán
Bộ Công an sẽ tập trung phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục kiểm tra, xác minh, làm rõ các đối tượng, hành vi có dấu hiệu “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước có đảo chiều chính sách tiền tệ?
Những động thái của NHNN thời gian qua khiến giới đầu tư lo ngại áp lực về lãi suất và tỷ giá có thể thúc đẩy việc đảo chiều chính sách tiền tệ hiện nay, từ nới lỏng sang thắt chặt trở lại. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định này.
Tỷ giá gia tăng áp lực lên xu hướng nới lỏng tiền tệ
Dù tỷ giá tăng mạnh thời gian qua, diễn biến tỷ giá hiện cũng chưa đến mức báo động, kịch bản căng thẳng như năm 2022 khó xảy ra do NHNN đang ở vị thế thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.