Doanh thu Vietjet tăng mạnh nhờ mở rộng đường bay quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng doanh thu quốc tế đã vượt qua doanh thu nội địa và đạt 54% trên tổng doanh thu vận tải hàng không của Vietjet Air.
Hợp tác ba bên cung cấp các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không cho khách hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á, đồng thời cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu hỏa tốc tại Việt Nam.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Vietjet, Grab and Swift247 được tổ chức vào ngày 7/8. Theo đó, Vietjet và Grab sẽ phát huy thế mạnh công nghệ để phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và hàng không tiết kiệm.
Đồng thời, hai bên sẽ nghiên cứu và phát triển tích hợp nền tảng kỹ thuật số giữa hai công ty để gia tăng tiện ích cho người dùng, hướng đến mở rộng quy mô hợp tác toàn diện không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn ở Đông Nam Á.
Cùng với giải pháp công nghệ của Swift247, Grab và Vietjet sẽ kết nối các phương tiện vận chuyển hàng không với đường bộ trong dịch vụ giao hàng “siêu hỏa tốc”.
Trong giai đoạn đầu, khách hàng sử dụng dịch vụ “siêu hỏa tốc” của Swift247 có thể vận chuyển hàng hóa nhanh chóng thông qua nền tảng dịch vụ giao nhận GrabExpress và máy bay Vietjet với thời gian vận chuyển giữa TP. HCM và Hà Nội chỉ từ 5 giờ.
Khách hàng có thể theo dõi chặng đường hàng hóa di chuyển một cách nhanh chóng và tiện lợi trên website và ứng dụng Swift247. Trong tương lai, các bên sẽ hướng đến khả năng tích hợp dịch vụ Swift247 vào nền tảng Grab.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet cho biết, sự hợp tác này sẽ tạo ra sự thay đổi trên thị trường giao nhận, từ đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đang ngày một phát triển.
"Đây sẽ là bước đi mới nhất trên con đường trở thành một "Consumer Airline", cung cấp mọi dịch vụ mà khách hàng mong muốn của Vietjet", bà Thảo chia sẻ.
Vietjet hiện có hơn 400 chuyến bay mỗi ngày, 129 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Campuchia…
Bên cạnh việc vận chuyển hơn 80 triệu hành khách, Vietjet cũng đang cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa rộng khắp cả trong nước và quốc tế.
Mặt khác, Grab có mạng lưới hoạt động tại 336 thành phố thuộc tám quốc gia Đông Nam Á. Ứng dụng Grab đã được tải xuống trên hơn 152 triệu thiết bị di động.
Trong đó, GrabExpress đang là một trong những dịch vụ giao nhận hàng hóa theo yêu cầu có mạng lưới rộng nhất cả nước. Theo thống kê, đến tháng 12/2018, số lượng đơn hàng GrabExpress trên ứng dụng Grab đã tăng trưởng gấp 28 lần so với năm 2016.
Quan hệ đối tác này sẽ mở rộng thêm danh mục các dịch vụ giao nhận hàng hóa hiện có của GrabExpress, đang bao gồm là giao nhận hàng hóa theo nhu cầu, trong ngày, giao hàng COD…
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam cho biết, Grab đang phục vụ nhu cầu thiết yếu của 1/4 người dân Việt Nam, với một hệ sinh thái siêu ứng dụng gồm nhiều dịch vụ, bao gồm di chuyển, giao nhận thức ăn, giao nhận hàng hóa và trung gian thanh toán.
"Chúng tôi tin rằng hợp tác chiến lược với Vietjet và Swift247 sẽ là tiền đề để Grab đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn nữa với Sovico, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam", ông Lim cho biết.
"Đặc biệt, việc hợp tác này cũng giúp chúng tôi tiếp tục thực hiện cam kết đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông thông minh, giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng ra thị trường khu vực và đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam”, đại diện Grab chia sẻ thêm.
Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng doanh thu quốc tế đã vượt qua doanh thu nội địa và đạt 54% trên tổng doanh thu vận tải hàng không của Vietjet Air.
Hai đường bay nội địa và hai đường bay quốc tế mới đi và đến Phú Quốc sẽ được Vietjet khai thác từ cuối năm 2019.
Sau vận tải và giao đồ ăn các ứng dụng gọi xe như Grab và Be đều muốn tham gia vào lĩnh vực tài chính, đặc biệt là cho vay tiêu dùng thông qua việc hợp tác với các ngân hàng và công ty tài chính
CEO Be Group Trần Thanh Hải kêu gọi các doanh nghiệp Việt chung tay xây dựng và làm chủ hệ sinh thái công nghệ Việt, khẳng định vị thế trong nước và chủ động vươn ra thị trường quốc tế.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.