Vinamilk đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số sau khi thâu tóm Sữa Mộc Châu

Trần Anh Thứ ba, 24/03/2020 - 15:34

Lần đầu tiên sau 5 năm, Vinamilk đặt ra một mục tiêu tăng trưởng cao. Trước đó, từ năm 2016 đến nay, công ty tập trung tăng trưởng ổn định với mức bình quân chỉ từ 3 - 7%/năm.

Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa đặt ra kế hoạch kinh doanh trong năm 2020 với doanh thu dự kiến không thấp hơn 62.000 tỉ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 10%. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu không thấp hơn 20%.

Đây là lần đầu tiên sau 5 năm, Vinamilk quay lại với mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Trước đó, từ năm 2016 đến nay, dù vẫn duy trì được đà tăng trưởng, tốc độ phát triển của Vinamilk chậm lại với mức bình quân chỉ từ 3 - 7%/năm.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Kantar World Panel cho rằng, mức độ tiêu thụ sữa của Việt Nam đang tăng chậm lại, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Điều này cộng với việc Vinamilk đã gần như thống trị toàn ngành sữa với khoảng 60% thị phần khiến khả năng tăng trưởng của công ty càng thêm khó khăn.

Mặc dù vậy, với việc đặt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2020, ban lãnh đạo của Vinamilk đã đề ra một số mũi nhọn phát triển.

Theo đó, chiến lược đặt ra bao gồm: Đi đầu đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao. Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.

Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu sản phẩm mới với mục đích mở rộng và đa dạng danh mục hàng hóa, đồng thời mang lại trải nghiệm phong phú và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng.

Dù đã nắm giữ thị phần áp đảo tại Việt Nam, mục tiêu quan trọng của Vinamilk trong năm 2020 vẫn sẽ là củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa. Công ty cho biết, dù tăng trưởng chậm lại, song thực tế dư địa của thị trường trong nước vẫn còn rất lớn. Hiện tại, tiêu thụ sữa ở Việt Nam còn chỉ ở mức khoảng 21-22 kg/người/năm, vẫn thấp hơn 30%-35% so với Thái Lan và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Vinamilk sẽ đẩy mạnh tập trung các sản phẩm phân khúc cao cấp với nhiều gia trị gia tăng, đặc biệt là khu vực thành thị. Từ năm trước, ban lãnh đạo công ty đã nhận ra nhu cầu người tiêu dùng mạnh mẽ cho sản phẩm sữa organic, sữa chua ăn organic và sữa nước A2. Điều này đã khiến Vinamilk tăng gấp đôi đàn bò organic tại Đà Lạt lên 1.000 con bò.

Trong năm vừa rồi, Vinamilk cũng đã khởi công và đang cho xây dựng trang trại đầu tiên qui mô 8.000 bò thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa Lao-Jargo tại Lào (tổng 24.000 con giai đoạn 1).

Dự kiến trong 2020, Vinamilk sẽ hoàn thiện và có thêm Trang trại Bò sữa Quảng Ngãi đi vào hoạt động trong Q2/2020, đồng thời một Trung tâm Cấy truyền phôi sẽ đi vào hoạt động cuối tháng 3/2020 nhằm phục vụ nhu cầu chọn lọc cung cấp nguồn gen ưu tú vượt trội. Vinamilk dự kiến sẽ khởi công xây dựng thêm các trang trại bò sữa tại Đồng Nai, Cần Thơ và Lào.

Tại thị trường nông thôn, Vinamilk sẽ mở rộng thâm nhập khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông. Không giống như thị trường thành thị tăng trưởng chậm lại, thị trường nông thôn là mảnh đất tiềm năng cần khai phá với dư địa tăng trưởng còn rất lớn.

Việc phát triển tại cả 2 khu vực sẽ dựa trên một hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, giúp Vinamilk gia tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đặt tham vọng phát triển ra khu vực Đông Nam Á. Công ty cho biết sẵn sàng M&A và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác. Trong đó, ưu tiên M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác để mở rộng thị trường và tăng doanh số.

Trước đó, trong năm 2019 Vinamilk đã hoàn thành việc thâu tóm GTNFoods thông qua việc mua lại 75% cổ phần, qua đó sở hữu chi phối luôn Công ty Giống bò sữa Mộc Châu qui mô đàn bò 25.000 con. Được biết, Vinamilk đang có kế hoạch nghiên cứu xây dựng trang trại tại Mộc Châu, tăng đàn bò thêm 4.000 con và nâng công suất nhà máy.

Để thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới, công ty đã chuyển đổi mô hình xuất khẩu truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với đối tác phân phối và thị trường trọng điểm mới.

Gần đây nhất, Vinamilk đã được phép xuất khẩu sản phẩm sữa đặc có đường và các loại sữa đặc khác vào thị trường Trung Quốc. Vinamilk đánh giá Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu trong giai đoạn tới. Doanh nghiệp lên kế hoạch đẩy mạnh thị trường này kể từ năm 2019 trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chính là Trung Đông chịu tác động chung do bất ổn chính trị và thị trường Mỹ tăng trưởng chậm lại.

Tham vọng trở thành 'Vinamilk trong ngành thịt' của Masan MEATlife

Tham vọng trở thành 'Vinamilk trong ngành thịt' của Masan MEATlife

Doanh nghiệp -  5 năm
Masan MEATlife tin rằng mô hình hàng tiêu dùng nhanh sẽ thay đổi thị trường thịt, giống như Vinamilk đã làm với thị trường sữa. Thị trường thịt heo hiện nay lớn gấp 4 lần ngành sữa nhưng chưa có người dẫn đầu và 99% sản phẩm không có thương hiệu.
Tham vọng trở thành 'Vinamilk trong ngành thịt' của Masan MEATlife

Tham vọng trở thành 'Vinamilk trong ngành thịt' của Masan MEATlife

Doanh nghiệp -  5 năm
Masan MEATlife tin rằng mô hình hàng tiêu dùng nhanh sẽ thay đổi thị trường thịt, giống như Vinamilk đã làm với thị trường sữa. Thị trường thịt heo hiện nay lớn gấp 4 lần ngành sữa nhưng chưa có người dẫn đầu và 99% sản phẩm không có thương hiệu.
Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Doanh nghiệp -  6 giờ

VNG đang đầu tư toàn diện vào AI, từ việc xây dựng hạ tầng, phát triển nền tảng và ứng dụng thực tế, với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Doanh nghiệp -  7 giờ

Bên cạnh mảng bất động sản truyền thống, Sunshine Group đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu.

Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại

Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại

Doanh nghiệp -  2 ngày

Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.

Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ

Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  2 ngày

Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử

Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử

Doanh nghiệp -  2 ngày

Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Doanh nghiệp -  6 giờ

VNG đang đầu tư toàn diện vào AI, từ việc xây dựng hạ tầng, phát triển nền tảng và ứng dụng thực tế, với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Ý kiến trái chiều về trung tâm tài chính quốc tế

Ý kiến trái chiều về trung tâm tài chính quốc tế

Tiêu điểm -  7 giờ

Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Doanh nghiệp -  7 giờ

Bên cạnh mảng bất động sản truyền thống, Sunshine Group đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu.

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Tài chính -  8 giờ

Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Tiêu điểm -  8 giờ

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.