Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cùng đất nước

An Chi Thứ bảy, 05/10/2024 - 10:20

Không có đội ngũ doanh nhân giỏi, dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể phát triển thịnh vượng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp mặt các đại diện doanh nghiệp, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Ảnh: VGP

Dư địa phát triển của doanh nghiệp chưa được khai thác hiệu quả

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam hiện có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh.

Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân hiện đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động, 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Cộng đồng doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, nhất là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Tuy nhiên, sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, tồn tại. Tiềm năng và dư địa phát triển vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Theo ông Dũng, phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế; còn có tư duy kinh doanh "thời vụ", thiếu tầm nhìn chiến lược.

Số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít; tính liên kết, hợp tác, khả năng tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn yếu.

Một bộ phận doanh nhân có đạo đức, văn hoá kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc chưa cao, còn vi phạm pháp luật.

Một số cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chậm được triển khai; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

Theo ông Dũng, Việt Nam đang ở thời điểm rất quan trọng khi thế giới chứng kiến nhiều thay đổi lớn, sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, thay đổi chính sách của các nền kinh tế lớn kéo theo sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, sự điều chỉnh trong cấu trúc đầu tư thương mại. Điều này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức nhưng đồng thời cũng mang đến cho các quốc gia thời cơ, vận hội mới.

Bối cảnh mới đang đặt ra các yêu cầu mới cho định hướng phát triển của đất nước, không chỉ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng mà phải là tăng trưởng xanh, bền vững. Không chỉ là phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sự bứt phá cho các ngành công nghiệp tiên phong.

Không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Không phải chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Ở trong nước, Việt Nam đang ra sức thi đua hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Để có thể tận dụng cơ hội, bắt kịp xu hướng mới, Việt Nam phải chuẩn bị một tâm thế để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam" như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu, ông Dũng khẳng định.

Doanh nghiệp cần "điểm tựa" để phát triển

Trước thực trạng của các doanh nghiệp, tại cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, đại diện nhiều doanh nghiệp đã có những kiến nghị lớn đến Chính phủ.

Trong đó, vấn đề về thị trường, vốn là những trọng tâm được quan tâm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhiều doanh nghiệp.

Bà Huỳnh Bích Ngọc, Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn TTC cho rằng, để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất phát triển, chính phủ cần có chính sách kích cầu tiêu dùng.

Từ đầu năm 2024, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời và đúng đắn khi giảm thuế giá trị gia tăng, yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh lãi suất cho vay, góp phần tạo điều kiện hỗ trợ cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo bà Ngọc, để thúc đẩy hơn nữa lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế và tạo thặng dư, đóng góp hiệu quả cho ngân sách nhà nước, cần kích cầu tiêu dùng.

Một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines lựa chọn chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người dân tiêu dùng, hoặc Singapore cung cấp phiếu mua sắm với các chương trình hỗ trợ tài chính tương tự.

Đối với Việt Nam, nên xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định. Những voucher này tập trung cân đối được những mặt hàng cần kích cầu và nhu cầu thực tế của người dân.

Như vậy, hàng hóa, dịch vụ được lưu thông, nhà nước thu được ngân sách, hệ sinh thái logistic và các dịch vụ đi kèm được phát triển…

Bên cạnh vấn đề về thị trường, đại diện Tập đoàn TTC kiến nghị các cơ quan chức năng sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện phát triển thị trường vốn, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả. Hiện các doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh.

Thị trường vốn nên được xây dựng thành một kênh huy động vốn quan trọng hơn, đặc biệt cần khuyến khích sự đa dạng của các sản phẩm chứng khoán như viễn thông, công nghệ, năng lượng tái tạo và bán lẻ...

Chính phủ cần tạo cơ chế với các chính sách khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân niêm yết các loại hình hàng hóa mới trên thị trường chứng khoán để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài dài hạn.

Vốn cũng là vấn đề được ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị đến Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Theo ông Thân, Việt Nam hiện có 3% là doanh nghiệp lớn, đa phần hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Lực lượng doanh nghiệp lớn đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và chuỗi giá trị trong nước.

Vậy nên Chính phủ cần trao đổi và giao nhiệm vụ cụ thể cũng như ban hành những chính sách hỗ trợ đặc thù cho các doanh nghiệp lớn để họ tập trung phát triển một lĩnh vực ngành nghề mũi nhọn.

Lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp cả nước. Họ là các doanh nghiệp có khát vọng, tiềm năng, điều kiện để trở thành doanh nghiệp lớn.

Chính phủ trong thời gian tới nên tập trung hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về thuế, vốn, lãi suất để gia tăng số lượng "đàn sếu" của nền kinh tế và kéo theo lực lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đi lên.

Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công của nhà nước, đặc biệt là hai siêu dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hết sức cấp thiết để tạo nền tảng bứt phá cho các vùng, địa phương thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2026 và những năm tiếp tới.

Không chỉ ở trong nước, nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ, tạo "điểm tựa" để đầu tư phát triển ra nước ngoài.

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel cho rằng, việc đầu tư ra nước ngoài đã góp phần định vị thương hiệu doanh nghiệp Việt trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, những thách thức, kinh doanh khi ra nước ngoài cũng rất lớn do yếu tố thị trường, xung đột chính trị, khác biệt về văn hoá.

Chính vì vậy, ông Thắng nhấn mạnh, khi các doanh nghiệp kinh doanh ra nước ngoài rất cần "điểm tựa Việt Nam", nhất là tại những nước không có sứ quán, không ký hiệp định bảo hộ đầu tư. Chính phủ cần có chiến lược hoặc nghị quyết về lĩnh vực này để doanh nghiệp tự tin đi ra nước ngoài

Chính phủ cũng cần nâng cao vai trò ngoại giao kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài qua những chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, hay những chuyến thăm của lãnh đạo, doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam lớn mạnh cùng đất nước

Khẳng định tầm quan trọng, không thể thiếu của đội ngũ doanh nhân đối với sự phát triển, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng".

Thủ tướng đánh giá, hiện nay, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc.

Các doanh nghiệp ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế; một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thời gian tới, trong bối cảnh khó khăn, thách thức và cơ hội, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Thứ nhất, kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Thứ hai, phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, toàn diện, gồm hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, y tế, giáo dục, văn hóa… để góp giảm chi phí logistics, giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, tăng giá trị của đất đai.

Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Thứ tư, hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Thứ năm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.

Thứ sáu, xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp xứng tầm truyền thống lịch sử văn hóa, hào hùng dân tộc, anh hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển nhanh, bền vững trong thời đại hòa bình.

"Tinh thần là thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ, các bộ ngành, địa phương nói ít nhưng làm nhiều, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, đạt kết quả lượng hóa được, cân, đong, đo, đếm được", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong. Thứ nhất là tiên phong thúc đẩy 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực).

Thứ hai, các doanh nghiệp cần tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đổi mới sáng tạo, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng).

Doanh nghiệp cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…)

Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần tiên phong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, bảo đảm đủ năng lượng, cung cầu lao động đáp ứng yêu cầu phát triển).

Thứ tư, việc xây dựng quản trị doanh nghiệp hiện đại cũng cần đẩy mạnh để góp phần nâng cao năng lực quản trị đất nước theo hướng thông minh, Chính phủ trong sạch, liêm chính, vì nhân dân phục vụ.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần tiên phong củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội.

"Với tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, chúng ta hãy cùng lắng nghe, thấu hiểu, cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng và cùng phát triển, cùng hưởng niềm vui, hạnh phúc và tự hào.

Mỗi người hãy thể hiện tinh thần này bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao", Thủ tướng nhấn mạnh.

Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 có gì đặc biệt?

Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 có gì đặc biệt?

Doanh nghiệp -  1 tháng
Doanh nghiệp của 86 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc được vinh danh năm 2024 đã tạo ra doanh thu hơn 2.500 tỷ đồng trong năm 2023.
Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 có gì đặc biệt?

Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024 có gì đặc biệt?

Doanh nghiệp -  1 tháng
Doanh nghiệp của 86 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc được vinh danh năm 2024 đã tạo ra doanh thu hơn 2.500 tỷ đồng trong năm 2023.
Doanh nhân Phạm Sơn Tùng lan tỏa phong cách sống mới từ công việc và cuộc sống

Doanh nhân Phạm Sơn Tùng lan tỏa phong cách sống mới từ công việc và cuộc sống

Diễn đàn quản trị -  7 tháng

Sức khỏe tinh thần của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng mà lãnh đạo các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để giúp đội ngũ hòa hợp giữa công việc và cuộc sống, từ đó xây dựng một môi trường làm việc khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Hai điểm yếu của nhiều doanh nhân Việt

Hai điểm yếu của nhiều doanh nhân Việt

Diễn đàn quản trị -  7 tháng

Doanh nhân cần có tinh thần phụng sự

Doanh nhân cần có tinh thần phụng sự

Leader talk -  7 tháng

PVcomBank hướng tới cung ứng giải pháp tài chính toàn diện

PVcomBank hướng tới cung ứng giải pháp tài chính toàn diện

Nhịp cầu kinh doanh -  3 phút

PVcomBank xác định mục tiêu cung ứng các giải pháp tài chính toàn diện, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Dòng tiền đầu tư bất động sản chảy về thị trường tỉnh

Dòng tiền đầu tư bất động sản chảy về thị trường tỉnh

Bất động sản -  3 phút

Khi bất động sản Hà Nội tăng giá, dòng tiền đầu tư chuyển hướng về các tỉnh thành có sự phát triển mạnh về hạ tầng kết nối, tập trung nhiều dự án tốt, dư địa tăng giá cao.

FiinGroup: Bão Yagi làm trầm trọng thêm các vấn đề về trả nợ

FiinGroup: Bão Yagi làm trầm trọng thêm các vấn đề về trả nợ

Tài chính -  15 phút

Bão Yagi làm trầm trọng thêm các vấn đề về trả nợ, với khoảng 100.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, với 85.000 khách hàng.

Lý do chọn The Ninety Complex cho đầu tư bất động sản dòng tiền

Lý do chọn The Ninety Complex cho đầu tư bất động sản dòng tiền

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

The Ninety Complex là dự án căn hộ dịch vụ khách sạn cao cấp, tọa lạc tại trung tâm quận Đống Đa, vị trí kim cương của Thủ đô, với số lượng giới hạn.

ROX Group nhận cú đúp giải thưởng tại APEA 2024

ROX Group nhận cú đúp giải thưởng tại APEA 2024

Bất động sản -  1 giờ

ROX Group vừa lọt bảng vàng “doanh nghiệp xuất sắc châu Á” và “thương hiệu truyền cảm hứng” của Asia pacific enterprise awards (APEA) 2024.

Liên minh Công nghiệp G20 tham vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ

Liên minh Công nghiệp G20 tham vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tiêu điểm -  2 giờ

Liên minh Công nghiệp G20 vừa tổ chức buổi họp, tham vấn các chuyên gia hàng đầu về việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Tận dụng 'cá mập' trong thị trường công nghệ tiếp thị

Tận dụng 'cá mập' trong thị trường công nghệ tiếp thị

Diễn đàn quản trị -  17 giờ

Thị trường công nghệ tiếp thị Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ với một nhóm người dùng "cá mập" sẵn sàng chi tiền để mua hàng trong ứng dụng.