Xe đạp Thống Nhất: 'Huyền thoại thời bao cấp' bây giờ ra sao?

Hoàng Anh - 05/09/2024 15:03 (GMT+7)

Từ biểu tượng giàu có khi sở hữu chiếc xe đạp thời bao cấp, sau hơn sáu thập kỷ phát triển, xe đạp Thống Nhất đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đầu tư công nghệ hiện đại, mẫu mã sản phẩm và nắm bắt xu hướng mới.

Công ty cổ phần Thống Nhất tiền thân là nhà máy xe đạp Thống Nhất thành lập ngày 30/6/1960, đây là thương hiệu Việt nổi danh thập niên 80, 90 thế kỷ trước.
Những chiếc xe đạp ra đời vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ nên được đặt tên là Thống Nhất nhằm gửi gắm mong ước về một ngày đất nước hòa bình, độc lập.
Ngày 30/6/1960, Bộ Công nghiệp sáp nhập Xưởng công tư hợp danh Dân Sinh và Tập đoàn cơ khí Thống Nhất miền Nam thành Nhà máy xe đạp Thống Nhất, đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của đông đảo nhân dân, mở ra chặng đường mới cho ngành xe đạp.
Hiện nay, công ty đã chú trọng đầu tư máy móc, dây chuyền hiện đại, đưa robot vào sản xuất để giảm bớt sức người, nỗ lực, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định công ăn việc làm, thu nhập của người lao động.
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, các phong trào thi đua liên tục gối sóng nhau tạo nên sức mạnh giúp nhà máy vững vàng bước vào thời kỳ mới vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đây cũng là kế hoạch xây dựng và phát triển 5 năm lần thứ nhất từ 1960 đến 1964.
Giai đoạn 1965 - 1972, nhà máy tích cực tham gia sản xuất phục vụ yêu cầu quốc phòng như xe thồ, xe chuyên dụng chở đạn. Những chiếc xe với biệt danh “con ngựa sắt”, vượt mưa bom bão đạn đem gạo, muối, thuốc men… đưa vào chiến trường.
Cũng trong giai đoạn này, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước được mua một chiếc xe một lần duy nhất khi nhà nước quyết định phân phối xe đạp giá cung cấp. Người được mua sẽ được kèm theo một sổ phụ tùng, số lượng người mua cũng không nhiều. Thời đó có được chiếc xe đạp Thống Nhất là điều quý hiếm và xa xỉ, giá trị bằng nửa cây vàng.
Sau khi đất nước thống nhất, nhu cầu xe đạp tăng cao vì đây là phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường.
Giai đoạn 1985 - 1990, doanh nghiệp bắt đầu xuất khẩu xe đạp ra nước ngoài và xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế. 
Do sự phát triển của kinh tế, thương hiệu xe đạp huyền thoại ngày nào phần nào bị lu mờ bởi các đối thủ cạnh tranh cũng như sản phẩm ngoại nhập.
Trong những năm gần đây, công ty đã có bước chuyển mình khi thay đổi mẫu mã, công nghệ, đầu tư, nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng để cho ra đời nhiều sản phầm cho mọi lứa tuổi.
Dây chuyền sản xuất có sự hỗ trợ của Robot hiện đại, nhiều khâu đã dần tự động hoá.
Hiện nay, công ty chỉ tập trung vào thị trường nội địa với gần 300 đại lý khắp cả nước và tiến hành bán hàng online. 
Nhà xưởng hiện đại với 178 lao động, sản xuất 58 mẫu xe các chủng loại. 
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là hơn 176 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2022. 
Ý kiến ( 0)
Hồi sinh những chiếc xe đạp cũ tặng học sinh vùng cao

Hồi sinh những chiếc xe đạp cũ tặng học sinh vùng cao

Ống kính -  3 năm

Xe đạp là món vật dụng quen thuộc, là hình ảnh đẹp trong hoài niệm của nhiều người nhưng cũng là món đồ bị “xếp xó” nhiều nhất, đặc biệt là tại khu vực thành thị, khi dần được thay thế bởi xe máy, xe điện.

Hành trình hồi sinh những chiếc xe đạp cũ

Hành trình hồi sinh những chiếc xe đạp cũ

Ống kính -  3 năm

Theo chân “gã khùng” của làng từ thiện với dự án tái chế những chiếc xe đạp cũ, hỗ trợ học sinh đến trường.

Xe đạp điện Việt xuất khẩu sang châu Âu tăng mạnh

Xe đạp điện Việt xuất khẩu sang châu Âu tăng mạnh

Tiêu điểm -  5 năm

Việc lượng xuất khẩu xe đạp điện từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu tăng nhanh, trùng với thời điểm Ủy ban châu Âu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dẫn đến nguy cơ một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị điều tra lẩn tránh thuế.

Non nước biên thùy: Tình yêu vô bờ bến với đá và núi

Non nước biên thùy: Tình yêu vô bờ bến với đá và núi

Ống kính -  3 ngày

Triển lãm 'Non nước biên thùy' của họa sĩ Đỗ Đức là một câu chuyện đầy xúc cảm về tình yêu vô bờ bến mà ông dành cho đá, núi và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.

Người dân ngoài đê sông Hồng di dời đồ đạc khỏi nước lũ

Người dân ngoài đê sông Hồng di dời đồ đạc khỏi nước lũ

Ống kính -  3 ngày

Nước từ thượng nguồn đổ về trên sông Hồng qua địa phận Hà Nội khiến nhiều khu vực ngoài đê thuộc quận Hoàn Kiếm ngập sâu, người dân phải di chuyển đồ đạc lên cao để tránh hư hại.

Lũ lụt hoành hành miền Bắc

Lũ lụt hoành hành miền Bắc

Ống kính -  4 ngày

Sau cơn bão số 3, do lượng mưa lớn trải trên diện rộng tại các tỉnh phía bắc đã gây lũ, ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân.

Lũ sông Hồng lên cao, nhiều tuyến phố tại Lào Cai ngập lụt

Lũ sông Hồng lên cao, nhiều tuyến phố tại Lào Cai ngập lụt

Ống kính -  5 ngày

Ngày 9/9, nước sông Hồng tại thành phố Lào Cai dâng cao khiến nhiều tuyến phố nằm gần bờ sông rơi vào ngập lụt.

Hàng dài cột điện tại Cẩm Phả gãy đổ sau cơn bão số 3

Hàng dài cột điện tại Cẩm Phả gãy đổ sau cơn bão số 3

Ống kính -  6 ngày

Trận cuồng phong của cơn bão Yagi đã làm cho nhiều cột điện, công trình tại trung tâm thành phố Cẩm Phả bị hư hại nặng nề, ảnh hưởng tới quá trình cấp điện hiện tại.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  3 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  8 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  9 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  1 ngày

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.