Tài chính
Xuất hiện thêm một quỹ ngoại nắm vốn ACB
ACB vừa ghi nhận sự xuất hiện của quỹ hưu trí quốc gia Malaysia là Employees Provident Fund Board (EPF) với tỷ lệ sở hữu hơn 1% vốn điều lệ.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ, cập nhật đến ngày 21/5/2025, với sự xuất hiện đáng chú ý của một cái tên mới là Employees Provident Fund Board (EPF).
Tổ chức này hiện nắm hơn 45,6 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng 1,021% vốn điều lệ. Được biết, EPF là một công ty quản lý quỹ lớn tại Malaysia, hoạt động từ năm 1951 dưới sự quản lý của Bộ Tài chính nước này.
EPF chuyên quản lý quỹ tiết kiệm hưu trí bắt buộc cho người lao động khu vực tư nhân tại Malaysia, với việc tham gia là bắt buộc đối với công dân Malaysia và tự nguyện với người nước ngoài.
Sự hiện diện của EPF đánh dấu một bước chuyển động mới trong cơ cấu cổ đông của ACB, vốn lâu nay chưa có sự đồng hành của các cổ đông chiến lược tới từ nước ngoài.
Trước đó, thông tin từ Reuters cho biết CVC Capital Partners, một cổ đông lớn của ACB từ năm 2017, đang cân nhắc thoái vốn sau khi nhận được đề nghị từ các nhà đầu tư tiềm năng, bao gồm các đối tác từ Nhật Bản.
Theo Reuters, giá trị cổ phần của CVC tại ACB có thể lên tới 200 triệu USD, dựa trên mức vốn hóa 4 tỷ USD của ngân hàng vào đầu năm 2024.
Với tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại ACB luôn chạm mức tối đa 30% và là “rào cản” cho sự tham gia của một cổ đông chiến lược tới từ ngước ngoài.
Việc EPF gia nhập danh sách cổ đông lớn cho thấy có thể một nhà đầu tư nước ngoài khác đã rút bớt vốn để “nhường chỗ”.
Thống kê từ Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) cho thấy, tính đến ngày 13/3/2025, nhiều ngân hàng Việt Nam, bao gồm ACB và TPBank, đã kín hoặc gần kín room ngoại.
Trong khi đó, các ngân hàng như Sacombank (22,07%), Vietcombank (22,72%) hay VPBank (24,87%) vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu nước ngoài dưới mức trần.
Danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn của ACB cũng ghi nhận nhiều tên tuổi đáng chú ý khác. Theo danh sách công bố vào tháng 7/2024, quỹ SMALLCAP World Fund, Inc sở hữu hơn 112 triệu cổ phiếu (2,51% vốn điều lệ), Broadwalk South Limited nắm gần 82,3 triệu cổ phiếu (1,842%), và VOF FE Holding 5 Limited giữ hơn 76,6 triệu cổ phiếu (1,715%).
Trong khi đó, bà Đặng Thu Thủy, thành viên HĐQT, sở hữu hơn 53,35 triệu cổ phiếu (1,194%), và những người liên quan đến bà nắm tới 467 triệu cổ phiếu, tương đương 10,457%.
Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy cũng năm giữ 153 triệu cổ phiếu (3,427%) và nhóm người liên quan sở hữu hơn 367 triệu cổ phiếu (8,218%).
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Prudential Việt Nam giữ 69,46 triệu cổ phiếu (1,555%), cùng với lượng nhỏ cổ phiếu từ những người liên quan.
Đến tháng 9/2024, ACB ghi nhận thêm năm cổ đông mới, nắm tổng cộng 6,774% vốn điều lệ, bao gồm ba tổ chức là CTCP Đầu tư thương mại Giang Sen, CTCP Đầu tư thương mại Bách Thanh và CTCP Làng giáo dục quốc tế Thiên Hương, cùng hai cá nhân Nguyễn Thiên Hương JENNY và Nguyễn Đức Hiếu JONNY. Đáng chú ý, hai công ty Giang Sen và Bách Thanh có liên quan đến Chủ tịch Trần Hùng Huy.
Sang đầu tháng 5/2025, hai người con của bà Ngô Thu Thuý, Chủ tịch Công ty CP Âu Lạc, đã nâng tỷ lệ sở hữu tại ACB lên 2,558%, và nhóm liên quan đến bà hiện nắm hơn 7,8% vốn ngân hàng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho ACB tăng vốn điều lệ thêm tối đa gần 6.700 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức theo phương án đã được đại hội cổ đông ngân hàng thông qua.
Vào ngày 26/5, ACB sẽ chốt danh sách cổ đông để triển khai chi trả cổ tức năm 2024, kết hợp cả hình thức tiền mặt và cổ phiếu.
Theo đó, ACB sẽ phân phối cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%, dự kiến hoàn tất thanh toán vào ngày 5/6. Song song, ngân hàng sẽ phát hành khoảng 670 triệu cổ phiếu mới để chia cổ tức theo tỷ lệ 15%.
Tổng giá trị phát hành cổ phiếu, tính theo mệnh giá, đạt gần 6.700 tỷ đồng. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ mức 44.667 tỷ đồng lên tối đa 51.367 tỷ đồng, với kế hoạch hoàn tất dự kiến trong quý III/2025.
ACB cho biết việc tăng vốn điều lệ là bước đi chiến lược, nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động cấp tín dụng, đầu tư vào trái phiếu chính phủ, đồng thời hỗ trợ đầu tư vào cơ sở vật chất và các dự án trọng điểm của ngân hàng.
Tính đến cuối tháng 3/2025, vốn điều lệ của ACB đạt 44.667 tỷ đồng, giúp ngân hàng giữ vững vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng quy mô vốn điều lệ toàn ngành ngân hàng Việt Nam.
Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
ACB giữ thế thủ trước biến động kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt nhiều thách thức như sức mua phục hồi chậm và áp lực tỷ giá tăng cao, ACB tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng trưởng thận trọng, ưu tiên kiểm soát rủi ro hơn là mở rộng quy mô nhanh.
ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan
Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?
Xử lý cổ phiếu của Trầm Bê: Bước cuối trong hành trình tái cấu trúc Sacombank
Thách thức cuối cùng trong hành trình tái cơ cấu của Sacombank nằm ở việc xử lý hơn 600 triệu cổ phiếu STB thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người liên quan.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng giám đốc Sacombank
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm bất ngờ gửi tâm thư chia tay tới cán bộ nhân viên Sacombank sau gần 8 năm gắn bó.
Thông tư 03 gỡ nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán
Thông tư 03 giúp tăng cường quản lý thông tin và chứng từ giao dịch để đảm bảo minh bạch luồng trên thị trường vốn.
Đề xuất cho phép Ngân hàng Nhà nước cho vay lãi suất 0% không tài sản đảm bảo
Thẩm quyền cho vay đặc biệt với lãi suất 0% một năm không cần tài sản bảo đảm hiện thuộc về Thủ tướng, có thể được chuyển giao cho Ngân hàng Nhà nước.
Doanh nghiệp bất động sản quay lại huy động vốn trái phiếu
FiinRatings dự báo nhóm doanh nghiệp bất động sản nhiều khả năng sẽ có kế hoạch phát hành trái phiếu nhiều hơn trong năm nay.
Xuất hiện thêm một quỹ ngoại nắm vốn ACB
ACB vừa ghi nhận sự xuất hiện của quỹ hưu trí quốc gia Malaysia là Employees Provident Fund Board (EPF) với tỷ lệ sở hữu hơn 1% vốn điều lệ.
Xử lý cổ phiếu của Trầm Bê: Bước cuối trong hành trình tái cấu trúc Sacombank
Thách thức cuối cùng trong hành trình tái cơ cấu của Sacombank nằm ở việc xử lý hơn 600 triệu cổ phiếu STB thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người liên quan.
Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại miền Trung
Samsung Việt Nam đã chính thức phát động cuộc thi Samsung Solve for Tomorrow 2025 tại khu vực miền Trung ngày 21/5.
VinFast phát động chiến dịch ‘Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh’ lần 3
VinFast chính thức phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” lần thứ 3, cùng hàng loạt ưu đãi đột phá chưa từng có cả về quy mô và giá trị, lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Đây là chương trình đặc biệt, nhằm tạo cơ hội tiếp cận xe điện với giá tốt nhất cho mọi người để thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi xanh, giảm ô nhiễm môi trường.
Giá vàng hôm nay 22/5: SJC tăng tiếp 800 nghìn đồng khi Trung Quốc gom mạnh
Giá vàng hôm nay 22/5 tăng tiếp từ 300 - 800 nghìn đồng mỗi lượng ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC, khi thị trường quốc tế bật mạnh trước thông tin Trung Quốc đẩy mạnh gom vàng dù giá vẫn neo cao.
Thị trường bất động sản giảm nhiệt trên diện rộng
Sau thời gian sôi động, bùng nổ mức độ quan tâm, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự giảm nhiệt rõ rệt trên diện rộng.
VNG bổ nhiệm tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
Công ty CP VNG vừa bổ nhiệm ông Kelly Yin Hon Wong làm tổng giám đốc từ ngày 20/5, thay thế ông Lê Hồng Minh.