Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Việt Hưng Thứ sáu, 09/05/2025 - 12:05
Nghe audio
0:00

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

Vững tin nội lực quốc gia

Năm 2025 chứng kiến một mùa đại hội cổ đông đặc biệt của giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Giữa những lo ngại về một nền kinh tế toàn cầu đầy biến động, một tinh thần thống nhất đã vang lên mạnh mẽ: "Không lùi bước, chỉ tiến lên phía trước".

Câu chuyện không chỉ nằm ở những chỉ tiêu kinh doanh đầy tham vọng, mà còn ở niềm tin vào nội lực của nền kinh tế, cũng như sự ủng hộ chưa từng có từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, được thể hiện rõ nét qua Nghị quyết 68-NQ/TW.

Tại đại hội cổ đông của tập đoàn Hòa Phát, Chủ tịch Trần Đình Long đã không giấu được sự xúc động khi nói về sự thay đổi trong nhận thức và chính sách của nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.

"Chưa bao giờ doanh nghiệp tư nhân được ủng hộ, khuyến khích như thời điểm hiện tại. Tôi rất mừng khi Đảng, Nhà nước đã khẳng định sự ủng hộ với doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất", ông Long chia sẻ đầy cảm xúc.

Hòa Phát không chỉ là doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam, mà còn là minh chứng cho sự trỗi dậy của khối kinh tế nước nhà, với doanh thu năm 2024 vượt ngưỡng 140.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 12.000 tỷ đồng.

Niềm tin của vị "thuyền trưởng" Hòa Phát không chỉ dừng lại ở những lời cảm thán mà còn được hiện thực hóa bằng những mục tiêu kinh doanh đầy thách thức cho năm 2025, với mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận 15.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 25%.

Kế hoạch này được vạch ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những bất ổn từ các chính sách thương mại quốc tế, nhưng Hòa Phát vẫn kiên định, dựa trên niềm tin vững chắc vào sức mạnh của thị trường nội địa và sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Chủ tịch Hòa Phát tin vào sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Ảnh: HPG

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng giám đốc Hòa Phát nhấn mạnh, thị trường nội địa sẽ là đích đến của doanh nghiệp.

Ngay từ những tháng đầu năm 2025, hoạt động của tập đoàn đã có những dấu hiệu khởi sắc rõ rệt nhờ thị phần trong nước được củng cố và các dự án đầu tư công được triển khai mạnh mẽ.

Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng hai con số trong quý I/2025 là minh chứng cho sự khởi đầu thuận lợi này. "Chúng ta mạnh dạn xây dựng kế hoạch kinh doanh rất cao. Để hoàn thành, ba quý còn lại mỗi quý phải lãi 4.000 tỷ đồng. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội", phía Hòa Phát nhấn mạnh.

Thêm vào đó, sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ nhằm bảo vệ ngành thép trong nước, cùng với chiến lược tập trung vào thị trường nội địa và cung ứng cho các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia như đường sắt cao tốc Bắc - Nam và Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng tạo thêm động lực mạnh mẽ cho Hòa Phát trên con đường chinh phục những mục tiêu cao hơn.

Cơ hội lớn hơn nguy cơ

Cùng chung nhịp đập với tinh thần "chỉ tiến không lùi", Chứng khoán SSI, một ông lớn trên thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam cũng thể hiện sự kiên định đáng nể.

Trong khi nhiều tổ chức khác có thể thận trọng hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, SSI dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng vẫn giữ vững mục tiêu tăng trưởng đã vạch ra.

"Không có lý do gì khiến chúng tôi phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh," ông Hưng tự tin khẳng định tại đại hội cổ đông thường niên 2025.

Trước đó, ông Nguyễn Duy Hưng đã có chia sẻ trên trang cá nhân rằng: "Tăng trưởng kế hoạch kinh doanh năm 2025 của các tập đoàn tư nhân niêm yết trên HOSE đạt khoảng 15% so với 2024, cho thấy giới doanh nhân đang nhìn nhận cơ hội lớn hơn nguy cơ trong bối cảnh hiện nay”.

Một báo cáo chiến lược của SSI Research ước tính sơ bộ đối với trên 80 mã cổ phiếu được theo dõi, tổng lợi nhuận năm 2025 của các doanh nghiệp dự báo tăng 17% trong kịch bản khả quan với mức thuế áp 10%, và giảm về mức tăng trưởng 1 chữ số nếu mức thuế trung bình lên 20%.

Nhóm phân tích cũng lưu ý rằng triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều biến số và có thể được hỗ trợ bởi các giải pháp ứng phó của Chính phủ để thúc đẩy thị trường nội địa.

SSI Research đánh giá về dài hạn, việc có cơ hội nhanh chóng tiến một hiệp định Thương mại tự do để làm cơ sở cân bằng hơn cán cân Thương mại giữa hai nước, cũng như bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, sẽ là một bước tiến lớn của Việt Nam trong câu chuyện trở thành quốc gia kết nối.

Đây cũng là cơ hội để tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng đa dạng hơn thị trường xuất khẩu, cũng như tập trung hơn vào thị trường nội địa với các động lực tăng trưởng từ bên trong để nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế.

Về phần SSI, công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất gần 9.700 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 4.250 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 15% và 20% là kim chỉ nam cho hoạt động của SSI trong năm 2025.

Ông Hưng lý giải rằng, quyết định này không xuất phát từ sự liều lĩnh mà dựa trên những "tiền đề rất khả quan" đã và đang hình thành, bắt nguồn từ cuối năm 2024.

Một trong những yếu tố then chốt mà ông Hưng nhắc đến là sự ra đời của Thông tư 68 và những thông tư hướng dẫn, gỡ bỏ những rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch KRX đã đi vào vận hành, cùng với Luật Chứng khoán sửa đổi cũng được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi căn bản, mở ra cơ hội huy động vốn lớn hơn cho doanh nghiệp và thu hút dòng tiền mạnh mẽ hơn vào thị trường.

"Các quy định mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, giúp thị trường chứng khoán sôi động và hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư," ông Hưng nhận định, cho thấy sự kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng của thị trường tài chính Việt Nam.

Thời gian qua, bản thân SSI cũng đang không ngừng tự làm mới mình bằng chiến lược số hóa toàn diện, tái cấu trúc bộ máy để trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn, hướng tới phục vụ tốt hơn những nhóm khách hàng có nhu cầu đầu tư chuyên biệt, xây dựng một nền tảng kinh doanh bền vững trong dài hạn.

Chủ tịch SSI khẳng định không có lý do gì phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Ảnh: SSI

Lan tỏa tinh thần "chỉ tiến không lùi"

Tinh thần "chỉ tiến không lùi" không chỉ là câu chuyện của ngành thép hay chứng khoán, mà đã được lan tỏa mạnh mẽ sang cả lĩnh vực công nghệ và ngân hàng, nơi những "gã khổng lồ" như FPT, ACB và MBBank đang tự tin vào những kịch bản tăng trưởng tham vọng, bất chấp những "cơn gió ngược" từ kinh tế toàn cầu.

Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), không khí sôi động hơn thường lệ khi câu chuyện về những biến động kinh tế thế giới trở thành tâm điểm thảo luận.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo ACB với sự dẫn dắt của Tổng giám đốc Từ Tiến Phát đã nhanh chóng xua tan những lo ngại bằng sự khẳng định về những chuẩn bị kỹ lưỡng của ngân hàng trước mọi kịch bản.

Điểm tựa vững chắc của ACB nằm ở cơ cấu khách hàng đa dạng, với phần lớn danh mục tín dụng tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), những đối tượng được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy mô lớn.

"Chính sách thuế quan sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, cũng như tổng cầu... Tuy nhiên, ACB với thế mạnh ở phân khúc khách hàng cá nhân và SME, sẽ giữ nguyên kịch bản tăng trưởng tín dụng đạt 16-18%", ông Phát tự tin tuyên bố, đồng thời bày tỏ sự lạc quan vào sự phục hồi của tín dụng cá nhân và thị trường bất động sản phía Nam.

ACB cũng đang tích cực khai thác tiềm năng tăng trưởng ở phân khúc doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI, cho thấy sự chủ động trong việc đa dạng hóa nguồn thu.

Lãnh đạo ACB cũng tin tưởng vào sự ổn định của lãi suất nhờ những nỗ lực điều hành linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2025.

Lãnh đạo ACB tuyên bố sẽ giữ nguyên kịch bản tăng trưởng tín dụng đạt 16-18%. Ảnh: ACB

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã tổ chức một kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 với quy mô lớn nhất trong lịch sử, cho thấy sự quan tâm và kỳ vọng lớn của các cổ đông vào chiến lược phát triển của ngân hàng.

Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thái tự tin sẽ đưa MB cán mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029 và tiếp tục giữ vững vị thế trong nhóm 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

Trả lời những lo ngại về tác động của các yếu tố vĩ mô như thuế quan, ông Thái khẳng định MB đã lường trước các kịch bản khó khăn trong kế hoạch kinh doanh năm 2025.

"Tăng trưởng tín dụng dự kiến 24–25%, doanh thu tăng 20–25% và lợi nhuận tăng 10%, kể cả trong bối cảnh áp lực nợ xấu gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu chịu tác động từ thuế quan," ông Thái chia sẻ.

Phía MB đánh giá rằng, dư nợ liên quan đến xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng dư nợ và cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Mục tiêu tăng vốn hóa mạnh mẽ trong trung và dài hạn cũng là minh chứng cho tầm nhìn và sự quyết tâm của ban lãnh đạo MB trong việc xây dựng một ngân hàng ngày càng lớn mạnh và bền vững.

Tương tự, tại trụ sở tập đoàn FPT, đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 cũng thu hút sự tham gia đông đảo chưa từng có, với hơn 2.000 cổ đông, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của nhà đầu tư đến kế hoạch kinh doanh và những lo ngại về các yếu tố vĩ mô.

Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa trấn an cổ đông bằng việc khẳng định, tập đoàn đã chủ động xây dựng tới ba kịch bản ứng phó, sẵn sàng cho mọi diễn biến khó lường.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình thì lạc quan nhìn nhận những biến động trong thương mại quốc tế là cơ hội để FPT mở rộng thị trường và thu hút nhân tài.

"Trong bối cảnh chiến tranh thương mại xuyên quốc gia, sẽ có những dòng chảy về nhân lực, việc làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động ở tất cả các nơi mà các tập đoàn quốc tế đang có mặt để có những giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề khó khăn, thách thức," ông Bình chia sẻ.

Đặc biệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ AI cũng được FPT nhìn nhận dưới góc độ cơ hội, tập đoàn đang tập trung xây dựng và mở rộng các "nhà máy AI" của riêng mình, với kỳ vọng trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu.

Năm nay, FPT tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ cho tất cả các khối kinh doanh và cam kết sẽ tham gia sâu rộng hơn nữa vào các đề án lớn của Chính phủ, hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn tới.

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  1 tháng
Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?
ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  1 tháng
Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?
Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Doanh nghiệp -  18 giờ

Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Doanh nghiệp -  20 giờ

Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

Doanh nghiệp -  1 ngày

Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  17 phút

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  25 phút

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Doanh nghiệp -  18 giờ

Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Doanh nghiệp -  20 giờ

Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

Doanh nghiệp -  1 ngày

Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  4 giây

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  17 phút

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  25 phút

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  50 phút

Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì

500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì

Nhịp cầu kinh doanh -  54 phút

Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.

Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận

Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 9/5 giảm thêm 0,5 - 1 triệu đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  2 giờ

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.