Bất động sản
Yếu tố sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng Hoà Bình
Là tỉnh trung du với địa hình đa phần là đồi núi, tỉnh Hòa Bình có lợi thế về cảnh quan cho phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, nhưng cũng đặt ra thách thức rất lớn về quy hoạch vì nếu không có giải pháp tốt, thì tự thân chủ đầu tư lại làm mất đi giá trị mà đáng ra mình được hưởng.
Tới tận năm 2017, Hoà Bình vẫn còn "chật vật" thu hút đầu tư khi tỉnh kêu gọi rất nhiều nhà đầu tư lớn vào nhưng họ đều "lắc đầu", theo ông Đoàn Tiến Lập, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình.
Nhưng có một nhà đầu tư đã "để mắt" đến Hòa Bình từ rất lâu trước đó là ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nghỉ dưỡng Ngoại ô.
Ông Trung đặt chân tới Hoà Bình từ những năm 2007 – 2008, khi nơi đây còn là vùng núi xa xôi hẻo lánh, vô danh trên bản đồ du lịch, giao thông đi lại vô cùng khó khăn.
Coi Hoà Bình như quê hương thứ hai của mình, ông Trung lặn lội vào các bản làng từ rất sớm và quyết định đầu tư vào hồ Hòa Bình dù thời điểm đó di chuyển rất khó vào lòng hồ và các cảng vẫn còn thô sơ.
Năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành khắp cả nước, hoạt động kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng gần như đóng bằng, cũng chính là lúc ông Trung cùng với doanh nghiệp của mình nỗ lực đầu tư vào dự án nghỉ dưỡng tại hồ Hoà Bình.
Trong mắt ông Trung, Hòa Bình hội tụ đầy đủ các lợi thế để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, trở thành ngôi nhà thứ hai cho người dân Hà Nội. Nơi đây có khí hậu thiên nhiên vô cùng thuận lợi nhờ lợi thế cảnh quan núi cao, phong cảnh đẹp, khí hậu mát về mùa hè tương tự như tại các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai...
Đặc biệt, hồ Hòa Bình với màu xanh quanh năm (trừ mùa lũ), rất trong lành, mát mẻ, phù hợp với phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Hoà Bình còn là địa phương giàu nét đẹp trong văn hoá và ẩm thực đặc sắc.
Trước đây, du lịch Hoà Bình phát triển nhỏ lẻ, một phần là do khó khăn về giao thông. Tuy nhiên, việc hạ tầng giao thông thay đổi nhanh chóng là đòn bẩy khiến bất động sản Hòa Bình bùng nổ.
Điển hình phải kể đến như đường Hòa Lạc - TP. Hòa Bình giai đoạn 2 với 6 làn xe; cải tạo quốc lộ 70, quốc lộ 15, quốc lộ 21, đường vành đai 5... đoạn qua tỉnh Hòa Bình; đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu… Thời gian di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến thành phố Hoà Bình hiện nay được rút ngắn còn khoảng 1 giờ 15 phút thay vì hơn 2 giờ như trước đây
Nếu người dân, khách hàng phải di chuyển rất xa từ Hà Nội lên Hà Giang, Sa Pa mới có thể cảm nhận về thời tiết, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thì tại Hòa Bình chỉ mất 2 tiếng lái xe. Nhu cầu nghỉ dưỡng bằng xe hơi cá nhân ở các địa điểm có thời gian di chuyển dưới 2 giờ ngày càng tăng đã khiến cho bất động sản du lịch Hoà Bình tăng trưởng mạnh mẽ.
Mặt khác, theo ông Trung, với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thời điểm đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô đang rất rộng mở. Sau đại dịch, làn sóng "staycation" - nghỉ dưỡng gần nhà sẽ càng ngày càng mở rộng.
Nguyên nhân là do dịch bệnh đang làm thay đổi rất lớn khẩu vị của khách du lịch. Thay vì lựa chọn đi du lịch ở những nơi xa, di chuyển bằng máy bay, người dân đang có xu hướng du lịch gần, bằng các phương tiện cá nhân, tránh đến những điểm du lịch đông người. Trong đó, Hoà Bình chính là địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố để du lịch ven đô phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Đó chính là lý do khiến ông đã thuyết phục thành công các khách hàng, đối tác của mình đầu tư vào Hoà Bình, dù thời điểm đó nghỉ dưỡng ngoại ô không phải là điểm đến của họ.
"Đến nay, đã có nhiều chính sách được đầu tư cho Hòa Bình. Đây là bước tiến quan trọng để lập quy hoạch và hành lang cụ thể về cho việc phát triển. Cùng với đó là thủ tục đầu tư rõ ràng cũng khiến doanh nghiệp ngày càng tự tin khi đầu tư vào Hòa Bình. Nhiều doanh nghiệp lớn làm việc với chúng tôi vì họ nhìn thấy sự đồng bộ trong phát triển du lịch gắn với thiên nhiên", ông Trung chia sẻ.
Thực tế cho thấy, Hòa Bình hiện đang là một điểm đến thu hút rất nhiều chủ đầu tư với số lượng dự án đăng ký đầu tư lớn, có thể kể đến như T&T Group, Geleximco, FLC Group. Các dự án tập trung dọc trục cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, đoạn qua các xã Phúc Tiến kéo dài đến TP. Hòa Bình. Tại đây các dự án nhà ở xen kẽ cùng sân golf, một số khu nghỉ dưỡng cao cấp và một số dự án mang tính tiện ích xã hội như trường học, y tế…
Khu vực này có lợi thế lớn với mặt bằng ổn định, tiếp giáp với hai trục đường huyết mạch là cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và Quốc lộ 6. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư thì đây được ví như TP. Hòa Bình mở rộng với các dự án đồng bộ, quy mô, xen kẽ các tiện ích sống cao cấp.
Các dự án du lịch nghỉ dưỡng tập trung tại khu vực quanh hồ Hòa Bình. Số dự án được đăng ký đầu tư gia tăng rất nhanh trong thời gian 1 - 2 năm trở lại đây và đa số đều đang trong quá trình nghiên cứu, quy hoạch, một số ít đã hoàn thành công tác quy hoạch và trong giai đoạn thủ tục giao/cho thuê đất.
Tại Tọa đàm: Sự trỗi dậy của thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Hòa Bình do Tạp chí Reatimes tổ chức, ông Bùi Xuân Trường, Phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình chobiết, toàn tỉnh hiện có 434 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 6.000 buồng, hơn 300 tàu vận chuyển khách du lịch trên Hồ Hòa Bình. Giai đoạn 2016 - 2020 đã thu hút được trên 40 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 15.237 tỷ đồng.
Hòa Bình hiện đã xây dựng được những khu, điểm du lịch có thương hiệu, được đông đảo du khách biết đến như Khu du lịch Hồ Hòa Bình, Khu du lịch Mai Châu . Các khu nghỉ dưỡng như Serena Resort (Kim Bôi), Hideaway Resort, Mai Chau Ecolodge, Ban Khan village Resort, Avana Retreat (Mai Châu), sân Golf Phượng Hoàng (Lương Sơn), sân golf Hilltop Valley đang là những địa chỉ được du khách yêu thích.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hòa Bình có trên 72 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch còn hiệu lực, chiếm 12,2% tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 20.000 tỷ đồng.
Tới năm 2025, tỉnh Hòa Bình dự kiến đón khoảng 4,9 triệu lượt khách; tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng, đạt khu du lịch quốc gia. Đến năm 2030 dự báo Hòa Bình đón 7,3 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế là 2 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng.
"Thị trường tốt như vậy và lý do để bất động sản nghỉ dưỡng Hoà Bình đang ngày càng phát triển và vươn mình mạnh mẽ trong tương lai", ông Trung nhấn mạnh.
Bài toán phát triển bền vững du lịch Hoà Bình
Tuy nhiên, theo ông Trung, vấn đề lớn nhất đang đặt ra cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tại Hoà Bình là làm sao để chung tay cùng địa phương để phát triển du lịch bền vững. Vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường, cảnh quan tự nhiên, đó mới là yếu tố cốt lõi, giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Ông Trung cho rằng, doanh nghiệp đầu tư dự án tại Hòa Bình thay vì nhìn nhận trách nhiệm với môi trường là một gánh nặng, thì phải xem đây là một trong những cốt lõi tạo nên giá trị sản phẩm. Lấy “vốn tự nhiên” là một trong những loại vốn trọng tâm có tầm quan trọng không kém vốn tài chính hay vốn sản xuất.
Đồng quan điểm, ông Trường cũng cho rằng, trong nghị quyết phát triển của tỉnh Hòa Bình có nêu rõ việc phát triển bền vững, giữ gìn cảnh quan, thiên nhiên. Các nhà đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng phải tuân thủ quy định chung của tỉnh trong việc xây dựng môi trường phát triển bền vững cần phải gắn với bảo vệ môi trường.
Hoà Bình cần rút ra bài học từ thực trạng của Sa Pa và phải dựa vào bản sắc, văn hóa, bảo tồn tự nhiên để phát triển bền vững.
Song, vấn đề là Hòa Bình vốn là một tỉnh trung du, có địa hình phong phú và đa phần là đồi núi. Điều này một mặt đem lại lợi thế về cảnh quan, nhưng cũng là những thách thức rất lớn về quy hoạch. Nếu không có giải pháp tốt, thì tự thân chủ đầu tư lại làm mất đi giá trị mà đáng ra mình được hưởng.
"San nền để xây dựng dự án thì dễ, nhưng điều này sẽ làm thay đổi kết cấu bề mặt, tăng khả năng sạt lở, chi phí xây bờ kè và tái tạo lớp đất màu để trồng trọt rất tốn kém. Chặt cây thì nhanh và khiến việc thi công công nghiệp được nhanh, nhưng trồng lại một cái cây thì tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, thời gian. Cây trồng lại, luôn không đẹp bằng cây mọc tự nhiên. Cây ngoại lai luôn khó trồng, khó chăm hơn so với cây bản địa", ông Trung nhấn mạnh.
Ông Trung đưa ra bốn nhóm giải pháp trong đầu tư xây dựng dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Hoà Bình. Đầu tiên, yếu tố quy hoạch dự án cần tôn trọng, hài hòa với thiên nhiên. Ở những khu vực đất bằng, có thể quy hoạch các công trình lớn, nhưng ở những khu vực đất dốc nên xây những căn nhà nhỏ.
Thứ hai là nhóm giải pháp thiết kế kiến trúc cộng sinh với thiên nhiên đi kèm với việc thi công thân thiện, áp dụng công nghệ cao. Dự án cần được thiết kế, xây dựng hài hòa mà không “kệch cỡm”. Áp dụng xây dựng thi công phía trên mặt đất, không tác động vào thảm thực vật khiến cho dự án có những căn nhà dù nhìn ở góc độ nào cũng thấy được cây xanh.
“Đã qua thời chúng ta thể hiện uy lực từ các công trình lớn, đồ sộ mà xu hướng mới là những công trình nhỏ cộng sinh với thiên nhiên”, ông Trung cho biết.
Thứ ba là nhóm giải pháp thiết kế cảnh quan phát huy tính bản địa. Cây bản địa luôn dễ trồng, dễ sống, dễ chăm sóc, còn cây ngoại lai có nhiều nguy cơ xâm lấn trong môi trường thực vật, không bền vững trong tương lai. Điều này còn giảm chi phí cho việc bảo dưỡng, bảo trì cảnh quan.
Thứ tư là nhóm giải pháp vận hành bền vững và tương tác, tôn tạo thiên nhiên. Tận dụng tối đa năng lượng tái tạo như tái sử dụng năng lượng đốt phế thải hoặc các giải pháp liên quan đến môi trường thiên nhiên.
Với những niềm trăn trở này, ông Trung và các đối tác của mình đã phát triển dự án Sakana Hoà Bình - BW Premier Collection by Best Western trở thành một trong những dự án tiên phong khi phát triển nghỉ dưỡng ngoại ô gắn với giá trị bền vững,
Trên diện tích hơn 12ha, Sakana Hoà Bình chỉ dành 10% cho những căn biệt thự, chia thành các phân khu với tên gọi thiên nhiên như Nhà Nơm, Nhà Nón, Tổ Chim và Nhà Rông.
Từ vật liệu đến quá trình thi công đều được dự án tỉ mẩn, chăm chút đến từng chi tiết. Ở Sakana, dự án sống cộng sinh với tự nhiên như những chiếc tổ chim; không san lấp địa hình, không chặn dòng chảy của nước, không chiếm nhiều diện tích đất nhưng vẫn tạo được những không gian đáng sống nhất.
"Tất cả nguyên tắc thiết kế là: Tôn trọng tuyệt đối thiên nhiên," ông Trung khẳng định.
Với dự án này, ông Trung kỳ vọng sẽ lan tỏa tầm quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển dự án hài hòa với thiên nhiên. "Bởi, đối với vùng trung du miền núi như Hòa Bình, vấn đề hài hòa với thiên nhiên là yếu tố sống còn của mọi dự án. Các doanh nghiệp cần chung tay vì sự phát triển bền vững", ông Trung nhấn mạnh.
Tín hiệu lạ của bất động sản Hoà Bình
Cú huých cho du lịch hồ Hoà Bình
Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 5.900 phòng lưu trú cùng các sản phẩm du lịch đa dạng sẽ đánh thức “Vịnh Hạ Long trên núi" của xứ Mường.
Giới trẻ mê nghỉ dưỡng ven đô
Đam mê du lịch và có kinh nghiệm thiết kế nhà nghỉ dưỡng cuối tuần, anh Đoàn Mạnh, Giám đốc công ty thiết kế và nội thất Combo Home, nhìn nhận về tiềm năng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ven đô.
Tập đoàn Thái Bình Dương đầu tư dự án du lịch tâm linh 3.000 tỷ ở Hoà Bình
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng xác nhận UBND tỉnh Hoà Bình có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép sử dụng gần 48ha đất trồng lúa để xây dựng khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thuỷ.
Tín hiệu lạ của bất động sản Hoà Bình
Hoà Bình vào tầm ngắm của những doanh nghiệp lớn như Phú Mỹ Hưng, T&T Group, FLC và Geleximco.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.