Toàn cầu hoá là giải pháp chứ không phải vấn đề

Thiên Hương - 00:00, 19/07/2017

TheLEADERToàn cầu hoá là chủ đề được quan tâm nhất tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á tại Nhật Bản

Toàn cầu hoá là giải pháp chứ không phải vấn đề

Nhiều nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu ở Châu Á cho biết họ không hề lo lắng về việc chủ nghĩa bảo hộ đang thịnh hành trong giới chính trị gia phương Tây. Các quan chức này cho rằng thương mại sẽ cởi mở và tự do hơn, và toàn cầu hóa là giải pháp cho nhiều vấn đề của thế giới.

Tại cuộc họp Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) diễn ra trong tuần này tại thành phố Yokohama Nhật Bản, người đứng đầu các ngân hàng trung ương và các bộ trưởng tài chính từ khắp khu vực đã phản bác lại ý kiến rằng thương mại quốc tế đang thể hiện nhiều mặt hạn chế hơn.

Một số thậm chí đã bác bỏ quan điểm cho rằng thương mại hóa sẽ tiếp tục bị thu hẹp, bất chấp những thất bại trong nỗ lực tự do hóa thương mại sâu rộng như việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một thỏa thuận thương mại thiết lập các quy tắc mở cửa thị trường giữa 12 quốc gia, chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu.

Ông Arun Jaitley, Bộ trưởng Bộ tài chính, quốc phòng và hợp tác quốc tế của Ấn Độ, cho biết bên lề cuộc họp của ADB rằng, một hiệp định thương mại riêng lẻ có thể sẽ không thành công vì quốc gia chủ chốt đã rút khỏi, nhưng thương mại vẫn sẽ tiến lên phía trước.

"Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ lực lượng nào trên thế giới hiện nay có thể ngăn chặn thương mại toàn cầu", ông nói thêm.

Chủ tịch ADB, ông Takehiko Nakao nói rằng, ông không tin những lời nhận xét gần đây về bảo hộ thương mại của một số nhà hoạch định chính sách trên thế giới sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến châu Á và việc mở cửa kinh tế của khu vực vẫn tiếp tục.

"Miễn là chúng ta duy trì được động lực đổi mới, việc mà chúng ta đang làm hiện nay, thì chúng ta sẽ ổn", ông nói hàm ý đến sự sụp đổ của TPP khi không có Mỹ tham gia.

Ông Nakao cũng bày tỏ quan điểm rõ ràng về thương mại: "Rõ ràng rằng thương mại tự do là quan trọng và các hoạt động bảo hộ thương mại là không tốt, và chúng ta nên cố gắng hết sức để duy trì tự do thương mại và đầu tư".

Ngay cả Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia có mối quan hệ lạnh nhạt, đã đồng ý tăng cường cam kết tài chính của họ trong cuộc gặp giữa các bộ trưởng tài chính của các quốc gia bên lề hội nghị ADB. Đầu tuần này, các quan chức tài chính từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã đưa ra tuyên bố chung bác bỏ chủ nghĩa bảo hộ.

Theo Bộ trưởng Tài chính Pakistan, ông Mohammad Ishaq Dar, những vấn đề của thương mại toàn cầu cần được giải quyết bởi các thể chế đa phương chứ không phải đơn phương. Ông ám chỉ những nỗ lực của tổng thống Donald Trump trong việc trấn áp các đối tác thương mại và gia tăng chủ nghĩa bảo hộ.

Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, Sri Mulyani Indrawati, những hành động của Nhà Trắng đã làm cho lời tuyên bố của ông Trump "thật" đối với nhiều quốc gia. Indonesia là một trong số nhiều đối tác thương mại của Hoa Kỳ bị điều tra về sự mất cân bằng thương mại.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Indonesia cũng lưu ý rằng những lời tuyên bố được ông Trump lặp lại nhiều lần rằng thương mại cần phải công bằng là mối quan tâm chính đáng. Các chính phủ nên tìm cách thúc đẩy tăng trưởng mà không tạo ra khoảng cách quá lớn với các nền kinh tế khác, bà nói thêm.