Xét đặc xá khi tội phạm tham nhũng bồi thường xong thiệt hại
Mới đây, Bộ Công an công bố dự thảo lần hai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đặc xá.
Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Sáng nay (22/1), sau 14 ngày xét xử và nghị án, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm khép lại.
Toà án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án các bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và các đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’’ và ‘‘Tham ô tài sản”.
Các bản án đã được Hội đồng xét xử (HĐXX) cân nhắc kỹ lưỡng các mặt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân, điều kiện, tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo.
Mức án cụ thể của các bị cáo:
Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN): 13 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
2. Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN): 9 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
3. Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN): 9 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
4. Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN): 9 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
5. Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN): 7 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
6. Lê Đình Mậu (nguyên Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN): 4 năm 6 tháng tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
7. Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
8. Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2): 30 tháng tù cho hưởng án treo; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
9. Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC): 6 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
10. Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC): 6 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
11. Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC): 4 năm 6 tháng tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
12. Trương Quốc Dũng (nguyên phó Tổng giám đốc PVC): 17 tháng tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
Tội Tham ô tài sản
13. Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC): 16 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt; phạt tiền 30 triệu đồng
14. Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC): 10 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt; phạt tiền 30 triệu đồng.
15. Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC): 10 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt; phạt tiền 30 triệu đồng.
16. Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần (Đà Nẵng): 8 năm tù; phạt tiền 30 triệu đồng.
17. Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.
18. Nguyễn Đức Hưng (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban điều hành Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm; phạt tiền 20 triệu đồng. (Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác)
19. Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. (Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác)
20. Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo; phạt tiền 20 triệu đồng. (Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác)
Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
21. Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC): 14 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tù chung thân về tội Tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân; phạt tiền 50 triệu đồng.
22. Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC): 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 15 năm tù về tội Tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là 22 năm tù; cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt; phạt tiền 30 triệu đồng.
Vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng
Toà án nhân dân TP Hà Nội đánh giá đây là vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Hầu hết các bị cáo đều giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế, được Nhà nước và nhân dân giao quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, giao thực hiện dự án công trình trọng điểm.
Tuy nhiên, lợi dụng vị thế và đặc thù, ưu đãi của Tập đoàn dầu khí, vì động cơ khác nhau mà các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước và để lại nhiều hệ luỵ.
Cụ thể, PVN được giao làm đầu mối đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tổng mức đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD. Dù chưa làm thủ tục chọn nhà thầu, nhưng ngày 18/6/2010, ông Đinh La Thăng đã ký Nghị quyết giao PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 theo hình thức chỉ định thầu.
Ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.
Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh và cấp dưới tại PVC đã chỉ đạo sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án. Đến ngày 22/11/2017, nhà chức trách mới thu hồi được gần 1.100 tỷ đồng. Số tiền còn lại (hơn 119 tỷ đồng) bị xác định là thiệt hại.
Bác bỏ luận cứ của các luật sư về cách tính thiệt hại, VKS cho rằng thiệt hại 119 tỷ đã được tính chính xác, đúng quy định, theo kết luận giám định tài chính về số tiền lãi tối thiểu trên số tiền 1.115 tỷ đồng sử dụng không đúng mục đích.
Căn cứ lời khai của các bị cáo khác, người liên quan, hồ sơ vụ án, VKS có đủ căn cứ kết luận bị cáo Thăng đã chỉ định thầu với PVC, chỉ đạo ký hợp đồng 33 trái quy định dù biết rõ không đủ điều kiện ký. Sau đó, dù biết hợp đồng 33 không đủ điều kiện để cấp tạm ứng nhưng bị cáo vẫn chỉ đạo tạm ứng 10% cho PVC.
Các dự án PVC được chỉ định thầu khác cũng gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, gây mất lòng tin trong nhân dân. Vai trò chỉ đạo của bị cáo Thăng "xuyên suốt vụ án" từ việc không tuân thủ quy định về quản lý kinh tế của nhà nước, chỉ đạo chỉ định thầu, ký hợp đồng, cấp tạm ứng. Hành vi của bị cáo Thăng dẫn đến sai phạm của hàng loạt các bị cáo khác.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo Đinh La Thăng "Thỏa mãn đầy đủ tội danh quy định tại Điều 165 BLHS chứ không phải tội danh khác như các luật sư bào chữa".
HĐXX ghi nhận quá trình cống hiến của bị cáo Đinh La Thăng, xem xét tình tiết giảm nhẹ nhưng pháp luật cần được tôn trọng, công minh, bình đẳng, không loại trừ bất kỳ ai. Một bản án có tình có lý, tính đến cả công và tội nhưng nghiêm khắc cũng là sự cảnh báo cần thiết cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.
Đối với Trịnh Xuân Thanh, tại tòa, bị cáo thừa nhận bản thân biết PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm làm tổng thầu, hồ sơ chưa đầy đủ nhưng vẫn chỉ đạo PVC ký kết hợp đồng EPC. Ngoài ra, bị cáo còn thừa nhận đã đôn đốc Ban Giám đốc tạm ứng tiền, HĐQT ra chủ trương góp vốn vào công ty con.
Bị cáo Thanh thừa nhận hợp đồng EPC số 33 được ký khi hồ sơ không đầy đủ. Sau khi ký, Ban Giám đốc PVC đã có tờ trình đề nghị HĐQT phê duyệt nội dung. Bị cáo Thanh đã ký phiếu lấy ý kiến phê duyệt nội dung thực hiện gói thầu. Hành vi bị cáo thỏa mãn dấu hiệu tố “Cố ý làm trái”.
Về hành vi Tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống, không chiếm hưởng 4 tỷ đồng. Từ lời khai Vũ Đúc Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển, có thể xác định Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tài sản. Lời khai này phù hợp với khai nhận của các bị cáo khác và tài liệu cơ quan điều tra thu thập, trong đó có chữ ký của Trịnh Xuân Thanh trong văn bản lấy ý kiến đã bị xóa bằng bút xóa.
Ngoài các hình phạt nêu trên, các bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể, với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh có vai trò ngang nhau nên phải liên đới bồi thường 60 tỷ đồng (mỗi bị cáo 30 tỷ đồng).
Các bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đức Thuận cùng chịu trách nhiệm bồi thường 30 tỷ đồng (mỗi người 7,5 tỷ đồng). Nguyễn Ngọc Quý, Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Mạnh Tiến cùng bồi thường 18 tỷ đồng (mỗi người 6 tỷ đồng). Các bị cáo khác bồi thường số tiền còn lại.
Với hành vi Tham ô tài sản, 10 bị cáo phải bồi thường 13 tỷ đồng cho Ban quản lý dự án Vũng Áng - Quảng Trạch. Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường 4 tỷ đồng.
Ngoài ra, Toà ghi nhận bị cáo Thanh đã khắc phục 2 tỷ đồng; bị cáo Vũ Đức Thuận bồi thường 800 triệu, Nguyễn Anh Minh hơn 3,6 tỷ đồng.
Mới đây, Bộ Công an công bố dự thảo lần hai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đặc xá.
Cơ quan điều tra xác định ông Đinh Mạnh Thắng có sai phạm liên quan đến vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản" xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam.
Đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với đồng chí Đinh La Thăng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường để thông qua nghị quyết về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?