Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Bị thúc đóng tiền ký quỹ đảm bảo, 2 dự án điện gió (tổng cộng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng) tại Quảng Trị xin địa phương cho miễn thực hiện quy định pháp luật này. Tuy nhiên, đề nghị này của chủ đầu tư chưa nhận được đồng ý từ sở ngành chuyên trách.
Như TheLEADER mới thông tin, tại tỉnh Quảng Trị, 5 dự án điện gió (Hướng Linh 7, LIG – Hướng Hóa 1, Tài Tâm, Hoàng Hải, Hải Anh và LIG – Hướng Hóa 2) đều chưa thực hiện các thủ tục đảm bảo đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021 của Chính phủ.
Bốn dự án trong số này được cấp chủ trương cùng một ngày cuối tháng 11/2020 và cùng đích tiến độ thực hiện, nghiệm thu vận hành vào tháng 10/2021.
Trước tình trạng này, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị đã gửi văn bản thúc chủ đầu tư các dự án điện gió nêu trên khẩn trương thực hiện các thủ tục đảm bảo đầu tư theo quy định và báo cáo tình hình thực hiện trước 15/7/2021. Đồng thời, sở này cũng nêu rõ: Không được triển khai dự án trên thực địa khi chưa thực hiện thủ tục đảm bảo đầu tư để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.
Trong số này, 2 dự án có dấu ấn của doanh nhân Đỗ Lê Quân là điện gió Tài Tâm (50MW, tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, pháp nhân thực hiện là Công ty TNHH MTV ĐT Năng lượng Tài Tâm Quảng Trị) và điện gió Hoàng Hải (50MW, tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV ĐT Năng lượng Hoàng Hải Quảng Trị thực hiện). Đây cũng là 2 trường hợp đề nghị được thi công dự án điện gió với lý do kịp tiến độ hoàn thành từ thời điểm 31/10/2021 để được hưởng mức giá FIT, bất chấp việc tỉnh Quảng Trị quyết định áp dụng cách ly xã hội tại địa bàn do dịch Covid-19.
Tới sát thời hạn phải đóng tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện theo Luật Đầu tư 2020, ghi nhận diễn biến mới từ 2 dự án này. Cụ thể, các pháp nhân dự án kiến nghị UBND tỉnh xem xét miễn thực hiện quy định pháp luật nêu trên. Tuy nhiên, vấn đề này đã bị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh bác bỏ do không phù hợp với luật định.
Cụ thể, theo quy định nêu tại Luật Đầu tư 2020, 2 dự án đều thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nên phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện dự án. Tổng số tiền phải ký quỹ của 2 dự án được xác định là 61 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, do thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP nên số tiền ký quỹ của 2 dự án này được giảm trừ 50%. Số tiền ký quỹ phải thực hiện còn lại là 30,5 tỷ đồng.
Tuy vậy, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh vẫn có hướng mở cho doanh nghiệp về vấn đề "xem xét giảm, hoãn nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án".
Theo đó, qua dẫn chiếu một quy định khác tại Nghị định 31/2021, cơ quan chức năng cho biết: để Sở Kế hoạch và đầu tư có cơ sở xem xét giảm, hoãn nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án theo đúng quy định, đề nghị nhà đầu tư cung cấp các tài liệu có liên quan như phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; chứng từ tài chính (hợp lệ) có liên quan… gửi sở thẩm định, tham mưu UBND tỉnh.
Như vậy, nếu trong trường hợp không được giảm, hoãn nghĩa vụ bảo đảm thực hiện (số tiền 30,5 tỷ đồng), 2 dự án điện gió trị giá 3.500 tỷ đồng mang dấu ấn của doanh nhân Đỗ Lê Quân sẽ phải thực hiện đúng quy định tại Luật Đầu tư 2020 để có thể đủ điều kiện triển khai dự án trên thực địa. Lưu ý rằng, 2 nhà máy điện gió này chỉ còn cách thời hạn nghiệm thu, đi vào vận hành vài tháng.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.