Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Một dự án nâng cấp, phục hồi cảnh quan ì ạch nhiều năm bỗng thu hút nhiều ông lớn như Tân Hiệp Phát, Đại Quang Minh tìm tới khu vực hồ Than Thở (TP Đà Lạt)– với hình thức chung là lập điều chỉnh quy hoạch đô thị theo hướng mở rộng lên tới hàng trăm ha.
Hơn 20 năm trước, Công ty TNHH Thùy Dương được tỉnh Lâm Đồng cấp phép đầu tư dự án phục hồi, tôn tạo, trồng rừng và khai thác cảnh quan khu du lịch hồ Than Thở, với quy mô 118ha, tổng mức đầu tư khoảng 29,6 tỷ đồng, hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 7/2013.
Nhưng đến tận 3 tháng trước thời hạn hoàn thành theo chứng nhận đầu tư, dự án vẫn chưa xong thủ tục để khởi công dự án.
Năm 2020, Công ty TNHH Thùy Dương được tỉnh gia hạn tiến độ thực hiện dự án tới tháng 4/2021. Tới cuối tháng 8/2021, chủ đầu tư vẫn chưa báo cáo đầy đủ (theo yêu cầu của cơ quan chức năng địa phương) về tình hình triển khai dự án, chứng minh năng lực, công tác hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Đầu tháng 10/2021, các sở ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng lần lượt cho ý kiến về việc Công ty TNHH Thùy Dương đề nghị điều chỉnh dự án khu du lịch hồ Than Thở.
Theo đó, trong tổng quy mô 118ha của dự án nâng cấp, phục hồi cảnh quan khu du lịch hồ Than Thở, Công ty Thùy Dương đề nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực 39ha với tính chất là khu du lịch, vui chơi giải trí và công viên chủ đề. Đề xuất này, được xác định là phù hợp với định hướng quy hoạch chung TP. Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn tới 2050 (Quy hoạch chung 704 đã được Thủ tướng phê duyệt).
Về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch đối với khu vực đã bàn giao (39ha): sau khi dự án được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (mục tiêu, quy mô, tiến độ thực hiện dự án) và gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng, Sở Xây dựng đề nghị công ty triển khai lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy định. Trong đó lưu ý: do phạm vi dự án thuộc Khu di tích thắng cảnh quốc gia, nên hồ sơ quy hoạch phải có ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đồng thời, Công ty Thùy Dương xin lập quy hoạch đối với khu vực còn lại (với quy mô diện tích 79ha, bao gồm 20ha đất trồng rừng cảnh quan và 59ha đất chưa bàn giao cho nhà đầu tư). Vấn đề này, chưa nhận được đồng thuận từ Sở Xây dựng (Sở Xây dựng đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư kiến nghị tỉnh tạm thời chưa xem xét).
Lý do bởi đối chiếu với bản đồ quy hoạch sử dụng đất đính kèm Quyết định 704/QĐ-TTg của Thủ tướng, việc Công ty TNHH Thùy Dương đề nghị lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu vực mở rộng gắn liền với thắng cảnh hồ Than Thở với tính chất là khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp hồ Sương Mai (tên gọi khác của hồ Than Thở) trên diện tích đất du lịch hỗn hợp theo định hướng quy hoạch chung được duyệt là phù hợp.
Tuy nhiên, phần diện tích nêu trên thuộc phạm vi khu vực có diện tích 80ha đất du lịch hỗn hợp mà UBND tỉnh đã chỉ đạo (hồi tháng 6/2020) UBND thành phố Đà Lạt khẩn trương lập quy hoạch phân khu, trình thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở quản lý đất đai, xây dựng tại khu vực.
Đồng thời, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho Công ty CP địa ốc Đại Quang Minh (gọi tắt là Đại Quang Minh) nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị phía Đông, TP. Đà Lạt với phạm vi 530ha bao gồm cả diện tích đã giao cho Công ty TNHH Thùy Dương thực hiện dự án và 80ha đất du lịch hỗn hợp giao UBND TP. Đà Lạt lập quy hoạch phân khu.
Trước đó, tháng 6/2021, Đại Quang Minh đề xuất việc điều chỉnh ranh nghiên cứu đồ án quy hoạch phân khu khu đô thị sinh thái hồ Than Thở. Cụ thể, Đại Quang Minh kiến nghị tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét chấp thuận đề xuất điều chỉnh mở rộng ranh nghiên cứu lập quy hoạch phân khu cho khu đô thị sinh thái hồ Than Thở với quy mô diện tích khoảng 530ha, chấp thuận chủ trương cho công ty nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch cho khu vực nghiên cứu.
Đại Quang Minh cũng nhắc lại quá trình đề xuất tài trợ nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch một phần trong phân khu đô thị phía Đông của đô thị trung tâm TP. Đà Lạt (chính là khu đô thị sinh thái hồ Than Thở với quy mô khoảng 106ha) từ hơn một năm trước. Đề xuất này, bao gồm cả nghiên cứu chỉnh trang đồng bộ quy hoạch khu đồi Tùng Nguyên và hồ Than Thở (khoảng 47,5ha).
Cụ thể, tháng 7/2020, tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của Công ty Đại Quang Minh, báo cáo đề xuất UBND tỉnh. Trong văn bản, Công ty Đại Quang Minh nêu rõ, Sở Xây dựng đã họp với các đơn vị liên quan về xem xét đề nghị của công ty, trong đó, các đơn vị thống nhất đề xuất, báo cáo UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty Đại Quang Minh nghiên cứu, khảo sát và tài trợ quy hoạch khu đô thị sinh thái hồ Than Thở theo quy mô đề xuất.
Tuy nhiên, đối chiếu báo cáo tổng hợp của Sở Xây dựng tới UBND tỉnh về vấn đề này, thì nội dung nêu trong văn bản của Công ty Đại Quang Minh gửi UBND tỉnh hồi tháng 6/2021 lại trái ngược.
Cụ thể, tháng 9/2020, trên cơ sở làm việc với các sở ngành địa phương và Công ty Đại Quang Minh về vấn đề tài trợ lập quy hoạch, Sở Xây dựng đã tổng hợp báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh: chưa xem xét đề xuất của Công ty Đại Quang Minh về nghiên cứu, khảo sát và tài trợ sản phẩm quy hoạch tại khu vực trên.
Khu vực 106,6 ha Công ty Đại Quang Minh đề xuất nghiên cứu, khảo sát nằm trong phạm vi nghiên cứu trước đây của Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát (08/2019) đề nghị chấp thuận thuận chủ trương lập quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Đông (quy mô khoảng 286,7 ha). Sở Xây dựng đã có văn bản (tháng 11/2019) báo cáo đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát lập quy hoạch, nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Lý do là, hiện nay khu vực đã có Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát đề nghị chấp thuận thuận chủ trương lập quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Đông (quy mô khoảng 286,7ha theo văn bản hồi tháng 11/2019 của Sở Xây dựng). Đồng thời, do phạm vi, ranh giới Công ty Đại Quang Minh đề xuất nghiên cứu có một phần diện tích trùng lấn với diện tích đất được giao để thực hiện dự án của Công ty TNHH Thùy Dương.
Do đó, kiến nghị UBND tỉnh giao UBND TP. Đà Lạt phối hợp Sở Tài nguyên và môi trường kiểm tra và làm rõ phạm vi, ranh giới thực hiện dự án của Công ty TNHH Thùy Dương, tránh trùng lấn với khu vực Công ty Đại Quang Minh đề xuất nghiên cứu và phạm vi 80ha đất du lịch hỗn hợp giao UBND thành phố Đà Lạt lập quy hoạch phân khu...
Sự trì trệ triển khai dự án chỉnh trang, cải tạo môi trường của Công ty TNHH Thùy Dương (do bà Lê Nữ Thùy Dương - một doanh nhân kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo tại Golf Long Thành, FPT, KN Cam Ranh) nhiều năm qua, bỗng trở nên hấp dẫn, khi Quy hoạch 704 được phê duyệt (quy hoạch chung TP. Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn tới 2050).
Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy Công ty Đại Quang Minh đang là ứng viên giàu tiềm năng để nắm quyền phát triển 530ha tại Đà Lạt để thực hiện dự án khu đô thị. Đương nhiên, trong đó bao gồm cả diện tích đã giao Công ty TNHH Thùy Dương thực hiện dự án và 80ha đất du lịch hỗn hợp giao UBND thành phố Đà Lạt lập quy hoạch phân khu.
Công ty TNHH Thùy Dương, Tân Hiệp Phát sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc đua giành quỹ đất phát triển du lịch, đô thị nghỉ dưỡng hàng trăm ha tại TP. Đà Lạt.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.