31,8 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Nhật Hạ Thứ tư, 07/10/2020 - 09:54

Covid-19 đã khiến gần 31,8 triệu lao động ở Việt Nam phải nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập hoặc mất việc. Trong đó, lao động tại khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất.

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm nay là 1,3 triệu người.

Dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia khiến nền kinh tế toàn cầu gần như ‘chạm đáy’ vào quý II/2020. 

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 4,5%, điều chỉnh thêm 1,5 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 6 năm 2020.

Số liệu về tình hình lao động việc làm cho thấy, tình trạng thất nghiệp quý III đã có dấu hiệu giảm nhiệt so với quý II tại một số quốc gia trên thế giới, như Canada, Mỹ, Trung Quốc với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 năm nay tương ứng 10,2%; 8,4%; 5,9%, tuy nhiên vẫn còn cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại với diễn biến phức tạp đã làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Trong đó, 68,9% người bị giảm thu nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ), gần 40% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

31,8 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm nay là 54,6 triệu người, tăng 1,4 triệu người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

“Sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và lao động nữ, nhưng vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái trước đại dịch”, cơ quan này nhận định.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,4 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước và giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động 9 tháng đầu năm tăng 1,0%. Nếu lực lượng lao động 9 tháng năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2019 và không có dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,8 triệu lao động.

Theo Tổng cục Thống kê, “nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người”.

Trong đó, lao động tại khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi tác động của dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay với mức giảm của lực lượng lao động thuộc hai nhóm này so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 3,2% và 2,3%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc quý III năm nay đạt 53,3 triệu người, tăng 1,5 triệu người so với quý trước và tăng chủ yếu ở nhóm lao động phi chính thức.

31,8 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 1

Theo khu vực, lao động có việc làm ở khu vực thành thị tăng 471,0 nghìn người so với quý trước và giảm 77,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; ở khu vực nông thôn, số người có việc làm tăng hơn 1,0 triệu người so với quý trước và giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động có việc làm phi chính thức quý III năm nay là 20,7 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với quý trước và tăng 149 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

So với quý trước, tốc độ tăng lao động có việc làm phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động có việc làm chính thức (tương ứng là 5,8% và 0,8%). 

"Điều này cho thấy sự phục hồi của thị trường lao động hiện nay còn thiếu tính bền vững do lao động phi chính thức được coi là bộ phận lao động phải đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi, khó tiếp cận với các chế độ phúc lợi và bảo hiểm xã hội", Tổng cục Thống kê cho biết. 

Tính chung 9 tháng năm 2020, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của cả nước là 56%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức cao như: dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,8%); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (72,2%); nghệ thuật vui chơi và giải trí (70%).

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm nay là 1,3 triệu người, giảm 81,4 nghìn người so với quý trước, tuy nhiên vẫn cao hơn 560,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng thiếu việc làm không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản như các quý trước mà còn tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý III năm nay là 2,5%, trong đó, khu vực thành thị là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước – mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

31,8 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 2

Gần một nửa lao động thất nghiệp trong độ tuổi cho biết bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay. Tỷ lệ này của nhóm lao động thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 61,7%, cao hơn 23,2 điểm phần trăm so với nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật (38,5%). 

"Khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động không có trình độ dễ bị tổn thương hơn nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật", báo cáo nêu rõ.

Tính chung 9 tháng năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48%, tăng 0,31 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 3,88%, tăng 0,78 điểm phần trăm.

Thu nhập của người lao động quý III năm nay đã cải thiện so với quý trước nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, thu nhập của lao động phi chính thức thấp hơn 1,5 lần mức thu nhập bình quân tháng của lao động chính thức.

Một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng lớn như: ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (72,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%), hoạt động kinh doanh bất động sản (67,8%).

Một phần ba doanh nghiệp tham gia khảo sát nhanh cho biết phải thực hiện các biện pháp cắt giảm lao động; các doanh nghiệp vận tải hàng không, du lịch và dịch vụ lưu trú có tỷ lệ lao động bị cắt giảm cao nhất.

Tính đến thời điểm khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp đã được nhận hỗ trợ trên tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát là 17,9%; trong đó, 4,0% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ liên quan đến chính sách lao động và bảo hiểm xã hội.

Tổng cục Thống kê khuyến nghị cần tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo chi đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả. 

Đồng thời, cần nghiên cứu để xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động phi chính thức nhằm giúp họ tìm kiếm việc làm và đóng góp sức lao động trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế; đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19. Trong đó, cần thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Bí tiền, hàng loạt doanh nghiệp sa thải lao động

Bí tiền, hàng loạt doanh nghiệp sa thải lao động

Tiêu điểm -  4 năm

Áp lực của việc đảm bảo dòng tiền trong bối cảnh lượng tiền thực ngày càng mỏng, lại vẫn phải trả lãi vay ngân hàng, các khoản tiền thuế, phí khiến doanh nghiệp hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài cắt giảm mạnh lao động vì đợt dịch Covid-19 thứ hai.

Tăng hiệu quả của lao động nhờ dịch vụ chăm sóc trẻ em

Tăng hiệu quả của lao động nhờ dịch vụ chăm sóc trẻ em

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em cho người lao động có tác động tích cực đối với doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ việc tuyển dụng, giữ chân người lao động cũng như nâng cao năng suất lao động.

Lao động Việt trước cơn sóng đổ bộ của doanh nghiệp Nhật: Chớ vội mừng

Lao động Việt trước cơn sóng đổ bộ của doanh nghiệp Nhật: Chớ vội mừng

Tiêu điểm -  4 năm

Diễn biến phức tạp của Covid-19 gia tăng áp lực lên kế hoạch nhân sự cũng như yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Nhật Bản khiến làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam có thể không mang lại kết quả như kỳ vọng cho thị trường lao động.

Nhà tuyển dụng cần thích ứng với lao động thế hệ Z ra sao?

Nhà tuyển dụng cần thích ứng với lao động thế hệ Z ra sao?

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Những thay đổi trong phong cách làm việc của lực lượng lao động thế hệ Z đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có sự tìm hiểu, thay đổi linh hoạt để mang đến trải nghiệm cá nhân phù hợp cho nhân viên.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  15 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  17 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  17 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.