Nắm bắt cơ hội khai thác thị trường du lịch nội địa

Quỳnh Chi Thứ năm, 15/04/2021 - 08:18

Nhìn ở mặt tích cực, đại dịch xảy ra mang lại cơ hội để du khách Việt có thể khám phá một Việt Nam đẹp nao lòng, không thua kém những điểm đến nổi tiếng thế giới, và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và điểm đến chuyển mình để đón một lượng khách mới đầy tiềm năng.

Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Số liệu từ Tổng cục Du lịch cho thấy, lượng khách quốc tế cả năm 2020 giảm 80%, khách nội địa giảm 35% và tổng thu từ khách du lịch năm ngoái giảm 54% so với năm 2019.

Nắm bắt cơ hội khai thác thị trường du lịch nội địa
Các diễn giả trong chương trình Epic Sale tại Việt Nam 2021

Ông Lê Trương Hiền Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.HCM cho biết, lượng khách quốc tế đến địa phương này du lịch trong năm ngoái cũng giảm tới 80%, khách nội địa giảm 54% và doanh thu cũng giảm 41% so với năm 2019.

Đứng trước thực trạng đó, thị trường nội địa được các doanh nghiệp và điểm đến hướng đến khai thác như một chiếc phao cứu sinh cho ngành du lịch với các chương trình kích cầu. Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu rằng đây sẽ chỉ là một giải pháp tạm thời hay là một xu hướng mới có thể khai thác tốt về lâu dài trong tương lai.

Bà Huỳnh Thị Mai Thy, Giám đốc Traveloka Việt Nam cho biết, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á về phong cách sống vào thị trường Việt Nam từ năm 2015 và nhận thấy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nhất là lượng khách sử dụng ứng dụng Traveloka tăng lên mạnh và lượt đặt dịch vụ tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây.

Nhớ lại chương trình Epic Sale tại Việt Nam năm 2019, lãnh đạo Traveloka cho biết lượng truy cập tăng mười lần, lượng giao dịch tăng tới mười lần trong giờ Epic và tăng gần ba lần trong suốt chương trình. Traveloka cũng ghi nhận hơn 20 nghìn lượt tải ứng dụng trong 5 ngày diễn ra sự kiện, người dùng hoạt động tăng 35% và hơn 8.500 khách hàng giao dịch trong 5 ngày. Những con số này chứng tỏ thị trường rất lớn và nếu biết cách khai thác đúng nhu cầu của du khách thì Việt Nam với 100 triệu dân là một thị trường rất lớn.

Đại dịch xảy ra, người Việt không thể đi nước ngoài du lịch và chuyển qua các điểm đến trong nước. Họ nhận ra còn nhiều địa điểm chưa đến, nhận ra đất nước Việt Nam đẹp vô cùng được ghi danh trên bản đồ du lịch quốc tế. Covid-19 là bước đệm để người Việt sử dụng sản phẩm du lịch nội địa nhiều hơn.

“Mặc dù dịch bệnh khó khăn nhưng trong nguy có cơ. Đó là cơ hội để người Việt khám phá những nơi mình chưa đến trong chính đất nước của mình. Các doanh nghiệp và điểm đến có cơ hội đón lượng khách mới. Dịp lễ 30/4 tới, hầu như các phòng đã được du khác đặt hết, đó là tín hiệu tốt. Không những trong đại dịch mà thời gian tới, thị trường nội địa sẽ được chúng tôi chú trọng”, ông Lê Tấn Triết, Giám đốc Kinh doanh và tiếp thị - khách sạn Terracotta Đà Lạt Hotel & Resort cho biết.

Đó cũng là lý do các doanh nghiệp, điểm đến nói riêng và toàn ngành du lịch nói chung không chỉ nỗ lực thực hiện các chương trình kích cầu du lịch nội địa mà còn nâng cấp các sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng được nhu cầu không ngừng thay đổi của lượng du khách tiềm năng này cũng như sẵn sàng chào đón khách quốc tế trở lại khi đại dịch qua đi.

Ông Triết cho biết, đối mặt với nhiều khó khăn khi đại dịch xảy ra, ban lãnh đạo Terracotta không đứng yên nhìn tổn thất mà tìm các biện pháp khắc phục. Trong đó, Terracotta cải tổ cơ cấu bộ máy, khuyến khích nhân viên nghỉ phép để giảm ngày công nhằm tiết kiệm chi phí. Các bộ phận hỗ trợ và học hỏi nhau trong công việc.

Song song đó, Terracotta coi đây là thời điểm tốt để đào tạo nhận viên, để cùng ngồi lại đánh giá những dịch vụ chưa tốt và tìm cách giải quyết, xây dựng gói sản phẩm linh hoạt. Chẳng hạn, doanh nghiệp này xây dựng gói lưu trú dài hạn cho những du khách nhìn nhận Đà Lạt là điểm đến an toàn, xây dựng các gói tham quan trọng ngày không cần lưu trú cho khách địa phương.

Bên cạnh đó, nhận thấy lượng người sử dụng điện thoại thông minh và đặt dịch vụ trực tuyến tăng mạnh trong thời điểm đại dịch, Terracotta đã thiết kế các gói sản phẩm linh hoạt để kích thích lượng khách qua kênh này, song song với việc duy trì mối quan hệ với lượng khách hàng đang có.

Đồng hành cùng nỗ lực kích cầu của toàn ngành du lịch cũng như nhận thấy thị trường Việt Nam đầy tiềm năng, Traveloka cũng lần thứ hai triển khai chương trình Epic sale từ 14-20/4/2021 với mức giảm lên đến 50%. 

Chương trình giảm giá dành cho nhiều hạng mục sản phẩm du lịch và phong cách sống bao gồm: khách sạn, chuyến bay, trải nghiệm, đặt trọn gói chuyến bay và khách sạn, dịch vụ đưa đón sân bay.

Traveloka quy tụ hơn 1.200 đối tác để đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc phục hồi nền kinh tế và du lịch nội địa sau đại dịch, đồng thời tạo tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

Bà Thy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới dịch vụ và sản phẩm dựa trên nền tảng số, để từ đó không chỉ cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng mà còn hỗ trợ các bên liên quan khác như đối tác và Chính phủ.

“Chương trình Traveloka Epic Sale là ví dụ điển hình cho những nỗ lực thể hiện sự cam kết của chúng tôi, và Traveloka hy vọng rằng chiến dịch này sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch nội địa Việt Nam năm 2021”, bà Thy nói.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.HCM nhận định, một trong những trọng tâm của giai đoạn này là tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt về công tác quảng bá. Vì thế, các địa phương cần thiết lập mối hợp tác chặt chẽ với khối tư nhân để thực hiện sứ mệnh kích thích du lịch trong nước.

Nắm bắt cơ hội khai thác thị trường du lịch nội địa 1
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.HCM

Theo ông Hoà, trong năm 2021, du lịch TP.HCM sẽ tập trung vào sáu hoạt động chính. Một là tiếp tục triển khai các sự kiện quảng bá du lịch thành phố, song song đó là đáp ứng yêu cầu chống dịch.

“Cuối tuần rồi chúng tôi vừa hoàn thành giải Marathon quốc tế TP.HCM Techcombank với 13.117 vận động viên. Đây là giải chạy lớn nhất thế giới trong năm 2021 được tổ chức thành công, khẳng định công tác phòng chống dich và tổ chức sự kiện rất tốt”, ông Hoà nói trong buổi họp báo ra mắt chương trình Epic Sale của Traveloka ngày 13/4.

Hai là tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, tập trung số hoá các điểm đến du lịch cũng như dữ liệu về du lịch. Theo ông Hoà, đây là cơ hội, là thời điểm tốt để thúc đẩy số hoá, khi các hoạt động du lịch không quá bùng nổ.

Ba là tranh thủ thời điểm để làm mới các sản phẩm du lịch, tập trung nâng cấp chất lượng dịch vụ, sản phẩm điểm đến hiện có để đáp ứng được nhu cầu của du khách trong nước cũng như sẵn sàng khi Việt Nam mở cửa cho khách quốc tế trở lại.

Bốn là đẩy mạnh liên kết vùng. TP.HCM đã liên kết với các tỉnh thành miền Trung, Đông Bắc, Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Năm 2021 sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các tỉnh thành ở Bắc Trung Bộ và các địa phương còn lại.

“Đây là lúc lãnh đạo các tỉnh cùng ngồi lại với doanh nghiệp du lịch, lữ hành để đưa ra các chính sách, gói kích càu để thúc đẩy du lịch nội địa, để kích thích người việt đi du lịch Việt Nam”, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.HCM nói.

Năm là tập trung thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực. Ông Hoà cho biết, thời gian qua, nhiều người lao động trong lĩnh vực du lịch thất nghiệp và phải chuyển đổi ngành nghề, dự báo sẽ sụt giảm số lượng nhân lực trong ngành khi mở cửa trở lại. TP.HCM đang tập trung đào tạo, bổ sung thêm ngoại ngữ cho hướng dẫn viên. 

Năm 2020, địa phương này phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc mở các lớp tiếng Hàn cho hướng dẫn viên và dự kiến năm 2021 sẽ mở các lớp tiếng Nhật và Tây Ban Nha.

Sáu là thúc đẩy và quảng bá các thị trường quốc tế, tập trung khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á là hai thị trường trọng điểm của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Trong đại dịch, hình thức quảng bá trực tuyến mà trong đó, nền tảng của Traveloka cũng là một kênh phù hợp để đưa hình ảnh Việt Nam ra quốc tế. 

Những vấn đề sống còn với du lịch Việt hậu Covid

Những vấn đề sống còn với du lịch Việt hậu Covid

Leader talk -  4 năm
Liên kết là bản chất sống còn của du lịch, không ai làm du lịch một mình được.
Những vấn đề sống còn với du lịch Việt hậu Covid

Những vấn đề sống còn với du lịch Việt hậu Covid

Leader talk -  4 năm
Liên kết là bản chất sống còn của du lịch, không ai làm du lịch một mình được.
Hai thập kỷ lận đận của khu du lịch Hải Thuận

Hai thập kỷ lận đận của khu du lịch Hải Thuận

Bất động sản -  4 năm

Sau 19 năm từ khi được giao đất, khu du lịch Hải Thuận tại Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn tiếp tục xin giãn tiến độ hoàn thành.

Cách làm mới để kích cầu du lịch

Cách làm mới để kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  4 năm

Tuy cầm cự được nhờ du lịch trong nước, ngành du lịch vẫn cần làm mới mình cho đến khi giao thương quốc tế trở lại hoạt động bình thường.

Đóng băng vì Covid-19, du lịch tìm lối thoát

Đóng băng vì Covid-19, du lịch tìm lối thoát

Tiêu điểm -  4 năm

Chú trọng phát triển du lịch nội địa và chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp mở cửa du lịch quốc tế là hai trọng tâm lớn trong chiến lược phục hồi và phát triển ngành du lịch thời gian tới.

Gợi ý lộ trình mở cửa du lịch an toàn

Gợi ý lộ trình mở cửa du lịch an toàn

Leader talk -  4 năm

Nghiên cứu áp dụng lộ trình mở cửa du lịch từng bước tương tự Thái Lan cùng với việc chuẩn bị kỹ càng và nâng cấp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, điểm đến sẽ giúp du lịch Việt Nam sớm hồi phục và hướng đến mục tiêu đưa du lịch sôi động trở lại như năm 2019.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  9 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  10 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  1 ngày

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  5 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  8 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  8 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.