AmCham: Việt Nam là đối tác thương mại hấp dẫn nhất trong ASEAN

Linh Anh Thứ tư, 13/09/2017 - 08:35

Khảo sát của AmCham nhận định dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ vào các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng mạnh.

ASEAN là thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp Mỹ. Ảnh: bdg-vietnam.com

Theo một cuộc khảo sát của Phòng thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Singapore, tình hình kinh doanh thuận lợi ở khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục kéo dài ngay cả khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

80% các nhà quản lý cho biết, thương mại và đầu tư của công ty mình trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tăng trong 5 năm tới, chỉ 3% trong số đó cho rằng sẽ giảm đầu tư. Các doanh nhân tỏ ra lạc quan nhất đối với tăng trưởng doanh số bán hàng tại Indonesia (92%) và Việt Nam (86%), trong đó, 56% mong đợi lợi nhuận năm nay sẽ cao hơn so với năm 2016.

Mặc dù Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP - một hiệp định khu vực giúp các quốc gia châu Á từ Nhật Bản đến Malaysia có thể tiếp cận ưu đãi với Hoa Kỳ - nhóm vận động hành lang gồm các công ty của Mỹ đang khuyến khích 11 thành viên còn lại tiếp tục nỗ lực để đạt được thỏa thuận.

"ASEAN vẫn là một khu vực rất quan trọng đối với chúng tôi, một thị trường mang đến nhiều cơ hội đầu tư", ông Steve Okun, Chủ tịch tổ công tác của AmCham TPP, cho biết. "Điều quan trọng là chúng ta cần phải có một khuôn khổ khu vực đối với các vấn đề kinh doanh trong thế kỷ 21 này, dù có sự tham gia của chính phủ Hoa Kỳ hay không".

58% doanh nghiệp Mỹ cho biết các thị trường ASEAN sẽ có tầm quan trọng hơn đối với doanh thu toàn cầu trong hai năm tới

Khi các cuộc đàm phán TPP tiếp tục mà không có Hoa Kỳ, ông Okun nhận định, các thỏa thuận thương mại giữa nhóm các quốc gia nên được ưu tiên hơn các hiệp định song phương mà chính quyền tổng thống Trump đang tiến hành.

"Các nước nên có cả hai hiệp ước song phương và đa phương", Okun nói.

Ông Okun phân tích thêm, mặc dù Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - một hiệp định thương mại đa phương bao gồm các quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác - sẽ là một bước tiến cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, bởi hiệp định này không thể so sánh với TPP vì nó không bao gồm các tiêu chuẩn về lao động và cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước.

"Lựa chọn tốt nhất là TPP, dù có hoặc không có Hoa Kỳ", ông nói.

Việt Nam đạt vị trí cao nhất trong cuộc khảo sát đối tác thương mại tự do song phương hấp dẫn, ở mức 56%

Dưới đây là một số điểm nổi bật khác trong cuộc khảo sát hàng năm của AmCham:

61% số người được hỏi cho rằng các rào cản phi thuế quan đối với thương mại là ưu tiên hàng đầu của ASEAN.

58% cho biết các thị trường ASEAN sẽ có tầm quan trọng hơn đối với doanh thu toàn cầu trong hai năm tới, giảm so với 61% ý kiến vào năm ngoái và 66% vào năm 2015.

3/4 cho rằng tăng trưởng kinh tế là lý do hàng đầu giúp khu vực thị trường trở nên sôi động với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Trong khi 84% người được hỏi cho biết các chính sách thương mại và thuế mới của Hoa Kỳ không có tác động rõ rệt đến hoạt động kinh tế của ASEAN, thì khoảng một nửa số người được hỏi cho biết nước họ đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc hơn sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP.

Gần một nửa số doanh nghiệp cho biết họ quan ngại về tác động tiêu cực từ các động thái trừng phạt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc.

Trong khi RCEP vẫn đang trong quá trình đàm phán, 48% trong số những người được hỏi không đưa ra được đánh giá về tác động của hiệp định này đối với kinh doanh.

Việt Nam đạt vị trí cao nhất trong cuộc khảo sát đối tác thương mại tự do song phương hấp dẫn, ở mức 56%, tiếp theo là Indonesia và Thái Lan.

Cuộc khảo sát đã thu thập kết quả từ 317 thành viên của AmCham và các nhà điều hành của 10 nước ASEAN, từ ngày 15/5 đến ngày 12/6. Nhóm này lần đầu tiên tiến hành cuộc thăm dò hàng năm vào năm 2001.

Dòng vốn mạo hiểm đổ vào các nước ASEAN đạt mức cao chưa từng có

Dòng vốn mạo hiểm đổ vào các nước ASEAN đạt mức cao chưa từng có

Quốc tế -  7 năm

Các nước ASEAN đang trên đà đạt được mức vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cao chưa từng có trong năm 2017.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  1 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  23 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.