Doanh nghiệp
An Quý Hưng ráo riết thế chấp tài sản để vay tiền mua cổ phần Vinaconex?
Công ty An Quý Hưng được cho là đã đấu giá thành công lô cổ phần Vinaconex trị giá gần 7.400 tỷ đồng và sẽ phải thanh toán cho bên bán là SCIC trước ngày 5/12.
Một nguồn tin cho biết, Công ty An Quý Hưng hôm nay đã thực hiện thế chấp hàng loạt các lô đất thuộc dự án Geleximco – Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn cho ngân hàng Indovina, chi nhánh Thiên Long.
Các lô đất nằm trong hợp đồng mua bán giữa An Quý Hưng và Tập đoàn Geleximco có tổng giá trị khoảng 250 tỷ đồng, theo các biên bản định giá tài sản hôm 23/11.
Đây là số tiền rất nhỏ so với con số gần 7.400 tỷ đồng mà An Quý Hưng, được cho là nhà đầu tư đã trả giá cao hơn 35% so với giá khởi điểm để mua 255 triệu cổ phần Vinaconex do SCIC đưa ra đấu giá hôm 22/11 vừa qua.
Trước phiên đấu giá này An Quý Hưng đã phải đặt cọc 10% ở mức giá khởi điểm, khoảng 550 tỷ đồng theo quý định của đợt đấu giá. Ước tính công ty sẽ phải huy động thêm khoảng 7.000 tỷ đồng.
Được biết đến với vai trò là một công ty xây dựng với khoảng 60 dự án lớn nhỏ đã thi công. Ngoài ra công ty cũng tham gia vào thị trường bất động sản với vài trò môi giới và hợp tác đầu tư.
Công ty có thể tiếp tục huy động thêm vốn ngân hàng từ việc thế chấp các tài sản là quyền lợi phát sinh từ các dự án như Khu nhà ở Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội. Hay quyền phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư tại dự án The Terra Hào Nam với Văn Phú InVest.
Trước đó, An Quý Hưng đã tăng vốn lên 500 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực tài chính. Theo thông tin công bố trước đợt đấu giá, đến cuối năm 2017, công ty có vốn điều lệ 360 tỷ đồng và tổng nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng.
An Quý Hưng gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Xuân Đông, người từng là thành viên HĐQT của Vimeco, công ty thành viên của Vinaconex đến tháng 4/2017. Công ty An Quý Hưng từng nắm giữ đến 30% cổ phần của Vimeco nhưng đã thoái vốn toàn bộ từ cuối năm 2016. Ông Đông hiện cũng là thành viên HĐQT của Hải Phát, một doanh nghiệp bất động sản mới niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Sau khi thương vụ này thành công, Vinaconex sẽ trở thành công ty con của An Quý Hưng. Bằng việc kiểm soát hoạt động của Vinaconex, ông chủ mới có thể sử dụng một phần tiền mặt của Vinaconex để trả bớt các khoản nợ vay để mua cổ phần từ SCIC.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của Vinaconex, công ty mẹ đang có khoảng 1.500 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra Vinaconex đang thực hiện bán cổ phần tại nhiều công ty con sẽ mang về nguồn tiền đáng kể trong tương lai.
Tuy vậy, với tỷ lệ 58%, An Quý Hưng vẫn chưa có đủ tỷ lệ sở hữu để có toàn quyền quyết định các hoạt động quan trọng của công ty. Theo Điều lệ của Vinaconex, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ, chào bán cổ phiếu, tổ chức lại doanh nghiệp, các giao dịch mua bán tài sản có giá trị lớn... chỉ được thông qua khi có từ 65% trở lên số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết.
Trong đợt đấu giá vừa qua, ngoài SCIC, Viettel cũng đã đưa ra đấu giá toàn bộ 21,3% cổ phần nắm giữ tại Vinaconex với giá khoảng 2.000 tỷ đồng. Chỉ có hai nhà đầu tư tham giá đấu giá số cổ phần này và một trong số đó đã mua thành công với giá không quá xa mức giá khởi điểm.
Nếu nhà đầu tư này mua thêm cổ phiếu Vinaconex và tăng tỷ lệ lên trên 35% họ sẽ có quyền phủ quyết các quyết định của nhóm cổ đông chiếm đa số cổ phần đưa ra. Ngược lại An Quý Hưng nếu muốn toàn quyền quyết định phải tăng sở hữu Vinaconex lên trên 65%.
Mục tiêu của cả hai bên có thể là một quỹ đầu tư nước ngoài có tên PYN Elite Fund. Quỹ này đang nắm giữ khoảng 7% cổ phần của Vinaconex, trị giá khoảng 560 tỷ đồng, dựa trên giá cổ phiếu VCG hiện nay là 18.500 đồng..
Thách thức huy động 7.400 tỷ đồng để làm chủ Vinaconex của An Quý Hưng
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.