Áp lực tỷ giá không đáng ngại

Trần Anh Thứ tư, 20/09/2023 - 20:38

Theo các chuyên gia, áp lực gia tăng lên tỷ giá là khá dễ hiểu. Mặc dù vậy, đây không phải vấn đề đáng ngại khi bối cảnh hiện tại có nhiều khác biệt so với giai đoạn biến động cuối năm trước.

Tỷ giá USD/VND trong năm nay có thể tăng khoảng 3-4%. Ảnh: Hoàng Anh

Tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng thời gian qua liên tục tăng mạnh, vượt mốc 24.500 đồng trong một số thời điểm.

Sự trái ngược trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Việt Nam được coi là nguyên nhân chính tạo áp lực lên tỷ giá những tháng gần đây. Theo đó, kể từ đầu năm đến nay, NHNN Việt Nam hạ lãi suất 4 lần, tổng cộng từ 1,25 điểm % đến 1,5 điểm %; cùng thời gian đó, Fed cũng đã thắt chặt thêm 4 lần, nâng lãi suất thêm 1 điểm %.

Tỷ giá USD/VND càng chịu thêm sức ép khi cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 9 của Fed đang đến gần và NHTW Mỹ vẫn có khả năng tăng thêm lãi suất. Điều này sẽ nới rộng chênh lệch lãi suất giữa USD và VND trên thị trường liên ngân hàng vốn đang ở mức cao kỷ lục.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu & phân tích thuộc BIDV mới đây đã chỉ ra nhiều yếu tố tác động gây bất lợi với tỷ giá trong thời gian tới.

Đầu tiên là áp lực từ thị trường quốc tế tiếp tục gia tăng khi chỉ số USD Index tiếp tục tăng khoảng 1,7% lên trên mốc 105, mức cao nhất trong 6 tháng qua. Chỉ trong hai tháng gần đây chỉ số USD Index đã tăng tới 5,5%.

Các chuyên gia nhận định rằng đà tăng của chỉ số USD lần này bền vững hơn một số đợt tăng khác trong tháng 2 và tháng 3 năm nay do triển vọng kinh tế Mỹ hạ cánh mềm và thoát khỏi cuộc suy thoái trong giai đoạn tới đang trở nên sáng sủa hơn.

Đồng thời, một số nền kinh tế đối trọng với Mỹ là EU và Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn với những câu chuyện riêng, chẳng hạn như EU là vấn đề giá cả hàng hóa leo thang khiến cán cân thương mại thâm hụt sâu hơn hay Trung Quốc là câu chuyện về thị trường bất động sản.

Thứ hai, thị trường phát sinh một vài nhu cầu giao dịch lớn của Kho bạc Nhà nước và nhu cầu nhập khẩu xăng dầu tăng cao (do nhà máy Nghi Sơn tạm dừng hoạt động trong 2 tháng) trong thời gian gần đây.

Thứ ba, chênh lệch lãi suất VND và USD tiếp tục âm sâu kéo dài, kỳ hạn 1 tuần đã chênh lệch từ 4 – 4,5 điểm phần trăm/năm làm gia tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ.

Và cuối cùng là tâm lý thị trường tiếp tục chuyển dịch xấu hơn khi môi trường quốc tế kém thuận lợi và tỷ giá trong nước tăng nhanh.

Theo các chuyên gia, áp lực gia tăng lên tỷ giá ở thời điểm hiện tại là khá dễ hiểu. Nhưng cũng cần lưu ý là bối cảnh hiện tại có nhiều khác biệt so với giai đoạn biến động cuối năm trước.

Môi trường tổng thể vĩ mô đã trở nên ổn định hơn và cân đối cung cầu ngoại tệ từ các hoạt động cơ bản của nền kinh tế vẫn thặng dư tích cực (cán cân thương mại, kiều hối, giải ngân FDI...) sẽ là các nền tảng quan trọng cho sự ổn định của tỷ giá khi nhìn về dài hạn.

Trong ngắn hạn, với dự báo các yếu tố chưa có thay đổi lớn, diễn biến của tỷ giá USD/VND sẽ phụ thuộc nhiều vào động thái can thiệp bình ổn của NHNN.

"Chúng tôi cho rằng tỷ giá USD/VND có thể hạ nhiệt, đà tăng chậm lại trong 1-2 tháng tới. Nếu không có những diễn biến quá bất ngờ, tỷ giá USD/VND trong năm nay có thể tăng khoảng 3-4%. Đây cũng là mức biến động phù hợp đặt trong tương quan với chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền và diễn biến của cung cầu ngoại tệ trong nước", nhóm phân tích của BIDV nhận định.

Còn trong kịch bản tích cực hơn, khi môi trường quốc tế dịu xuống, chênh lệch lãi suất VND - USD co hẹp kéo theo cung cầu ngoại tệ trong nước dồi dào hơn, tỷ giá có thể giảm xuống về vùng 24.000 VND/USD.

Đồng quan điểm, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối chứng khoán Dragon Capital cho rằng biến động gần đây của tỷ giá không đáng lo ngại,dòng tiền USD vào Việt Nam hiện tương đối tốt, thể hiện qua cán cân thương mại từng quý đang rất cao. Ngoài ra sai số trong cán cân thanh toán không còn cao.

"Từ tháng 6 trở đi, vấn đề tỷ giá đã không còn quá lo ngại do biến động tỷ giá chủ yếu đến từ chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ tương đối cao. Đợi đến khi Mỹ không thắt chặt chính sách tiền tệ. Chỉ số DXY (chỉ số sức mạnh USD) giảm xuống, Việt Nam sẽ có rất nhiều dư địa cho chính sách tiền tệ", ông Tuấn nhận định.  

Tỷ giá gia tăng áp lực lên xu hướng nới lỏng tiền tệ

Tỷ giá gia tăng áp lực lên xu hướng nới lỏng tiền tệ

Tài chính -  1 năm
Dù tỷ giá tăng mạnh thời gian qua, diễn biến tỷ giá hiện cũng chưa đến mức báo động, kịch bản căng thẳng như năm 2022 khó xảy ra do NHNN đang ở vị thế thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ giá gia tăng áp lực lên xu hướng nới lỏng tiền tệ

Tỷ giá gia tăng áp lực lên xu hướng nới lỏng tiền tệ

Tài chính -  1 năm
Dù tỷ giá tăng mạnh thời gian qua, diễn biến tỷ giá hiện cũng chưa đến mức báo động, kịch bản căng thẳng như năm 2022 khó xảy ra do NHNN đang ở vị thế thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Tài chính -  19 giờ

Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.

Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số

Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số

Tài chính -  1 ngày

Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.

Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường

Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường

Tài chính -  1 ngày

Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.

Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm

Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm

Tài chính -  1 ngày

Dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm, mức tăng này cũng cao hơn cùng kỳ năm 2024.

Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Tài chính -  1 ngày

FiinRatings đánh giá, chuyển giao bắt buộc cũng tạo ra sự phân hóa tích cực trong ngành ngân hàng, khi MBBank, VPBank và HDBank từng bước nâng cao vị thế.

1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific

1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific

Doanh nghiệp -  1 giờ

1Office vừa gọi vốn thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific và nhà đầu tư trong nước, đánh dấu bước chuyển vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng vọt

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng vọt

Bất động sản -  16 giờ

Giá chung cư Hà Nội trong quý II tăng tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ sụt giảm mạnh, cho thấy người mua đang ngày càng thận trọng hơn trước những diễn biến thị trường.

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Tiêu điểm -  16 giờ

Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.

Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Doanh nghiệp -  16 giờ

Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023–2028.

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Tài chính -  19 giờ

Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Leader talk -  20 giờ

Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Diễn đàn quản trị -  20 giờ

Khi niềm tin người tiêu dùng trở thành “tài sản sống còn” của thương hiệu, tiếp thị trung thực nổi lên như "lá chắn" giúp doanh nghiệp bảo vệ giá trị và phát triển.