Khởi nghiệp

Bán lẻ mĩ phẩm đón sóng khởi nghiệp

Việt Hưng Thứ bảy, 09/07/2022 - 11:41

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD, nhưng đang bị xâm chiếm bởi các thương hiệu nước ngoài với thị phần lên tới 90%.

Vào thập niên 1990, khi nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khó khăn, mỹ phẩm vẫn được xem là những sản phẩm xa xỉ, vốn chỉ dành cho giới thượng lưu, sành chơi.

Giữa một loạt những thương hiệu ngoại quốc, nước hoa Miss Saigon mang hình dáng người thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng với trang phục ba miền đã nổi lên như một biểu tượng của thương hiệu mĩ phẩm Việt Nam, gây tiếng vang và trở thành những món quà biếu, tặng phẩm không thể thiếu.

Sau gần 30 năm có mặt trên thị trường, Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) - đơn vị sở hữu thương hiệu Miss Saigon đã trở thành một công ty đại chúng. Tháng 9/2018, SCC nhận đầu tư chiến lược từ CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC) và cá nhân ông Ngô Hùng Dũng, thu về khoảng 22 tỷ đồng.

Thương vụ này là lần hiếm hoi một công ty mỹ phẩm Việt Nam được rót vốn đầu tư chiến lược, khi cùng thời với SCC, các doanh nghiệp như Thorakao, Thái Dương vẫn đang phải gồng mình chống chịu những áp lực đến từ thị trường.

Bán lẻ mĩ phẩm Việt Nam đón sóng khởi nghiệp
SCC - đơn vị sở hữu thương hiệu Miss Saigon hiện là một công ty đại chúng

Thực tế, các thương hiệu nước ngoài đang chiếm 90% thị phần tại Việt Nam, với các đại gia mỹ phẩm toàn cầu như: L’Oreal, Ohui, Whoo, The Body Shop, The Faceshop, Shiseido… đến các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Kao, P&G…

Theo Mintel - công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.

Đồng quan điểm, nghiên cứu của Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%, từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm nay. Phần lớn cửa hàng tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP. HCM. 

Tuy nhiên, khác với giai đoạn trước, thị trường mỹ phẩm hiện đại đã bắt đầu đón nhận nhiều hơn các tên tuổi trong nước, bao gồm cả các startup Việt hoạt động thông qua môi trường thương mại điện tử.

Ngô Quỳnh Trang (hay còn được biết đến với cái tên Changmakeup) - Giám đốc sáng tạo và đồng sáng lập OFÉLIA từng được Forbes Việt Nam vinh danh 30 Under 30 năm 2020.

Dòng son OFÉLIA Nightfall Matte Lipstick của Ngô Quỳnh Trang sau hơn 3 giờ mở bán từng nhận số lượng đơn đặt hàng cán mốc 4 con số và chính thức cháy hàng sau 4 ngày. Hiện nay, thương hiệu OFÉLIA ngày càng khẳng định được chỗ đứng nhờ chất lượng và thực lực của mình.

Bán lẻ mĩ phẩm Việt Nam đón sóng khởi nghiệp 1
Ngô Quỳnh Trang từng được Forbes Việt Nam vinh danh 30 Under 30 năm 2020

Năm ngoái, Mekong Capital cũng công bố đầu tư vào Tập đoàn HSV - nhà bán lẻ mỹ phẩm lớn nhất Việt Nam về số lượng cửa hàng.

Tính đến hết tháng 6/2021, HSV đang vận hành tổng cộng 105 cửa hàng: 69 cửa hàng The Face Shop, 11 cửa hàng Beauty Box, 7 cửa hàng Club Clio, 6 cửa hàng Adidas và 12 cửa hàng Reebok.

Tập đoàn HSV được thành lập vào năm 2004 bởi hai người bạn là bà Lê Thị Bích Phượng và ông Nguyễn Quốc Bình. Công ty là nhà phân phối độc quyền của The Face Shop (thương hiệu mỹ phẩm của LG Cosmetics, Hàn Quốc) từ năm 2005.

12 năm sau, Tập đoàn HSV đã mở rộng và trở thành nhà phân phối độc quyền của thương hiệu đồ thể thao Reebok và nhà phân phối không độc quyền của Adidas giai đoạn 2016 - 2017.

Năm 2018, Tập đoàn HSV đã khai trương chuỗi cửa hàng mỹ phẩm đa thương hiệu của riêng mình với tên gọi "Beauty Box" - hoạt động với mô hình Retail-tainment - giúp việc mua sắm lôi cuốn hơn thông qua việc kết hợp nhiều hoạt động khác nhau, chẳng hạn như tư vấn chuyên gia, thử trang điểm...

Tới đầu năm nay, Aemi - startup thương mại điện tử B2B trong lĩnh vực mỹ phẩm của Việt Nam huy động thành công 2 triệu USD từ quỹ Alpha JWC Ventures, January Capital, Venturra Discovery, FEBE Ventures, cùng một số các nhà đầu tư thiên thần khác.

Bán lẻ mĩ phẩm Việt Nam đón sóng khởi nghiệp 2
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD

Thành lập vào tháng 11/2021, Aemi ra đời với mong muốn trở thành một sàn TMĐT chuyên bán sỉ các mặt hàng mỹ phẩm tại Việt Nam. Aemi được sáng lập bởi Vũ Kim Ngân và Nguyễn Quí Hiếu, từng là bạn học của nhau tại Singapore.

CEO Vũ Kim Ngân từng có 6 năm làm quản lý tại Bain & Company, với chuyên môn tư vấn mảng phân phối và bán lẻ. Trong khi đó, CTO Nguyễn Quí Hiếu từng làm kỹ sư quản lý cấp cao tại Grab và One Mount Group.

Đối tác của Aemi là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, với lượt theo dõi từ 10.000 đến 30.000. Thông qua Aemi, họ có thể mua/bán mỹ phẩm chất lượng với giá tốt, và đặc biệt là được đảm bảo về nguồn gốc chính hãng.

Gần đây nhất, Nerman - thương hiệu mỹ phẩm dành chon nam giới do 3 nhà chàng trai Đặng Thanh Thịnh, Nguyễn Văn Nhật, Hồ Xuân Hải cùng nhau sáng lập đã gọi vốn thành công trên Shark Tank Việt Nam.

Nerman cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm từ tắm rửa, chăm sóc da đến trang điểm cho nam giới. Nerman hiện bán hàng theo 2 hình thức là B2C (business to customer - bán lẻ trực tuyến) và O2O (online to offline - từ trực tuyến đến trực tiếp).

Startup xác định tập trung vào 3 thị trường lớn là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, đồng thời đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đứng đầu Việt Nam cũng như Đông Nam Á.

Riêng quý 1/2022, Nerman đạt doanh thu lên tới 1,3 triệu USD. Dự kiến cả năm nay, mức doanh thu sẽ là 10,2 triệu USD và tăng trưởng từ 50 - 100% trong các năm tiếp theo.

Startup Abaha nhận vốn vòng Pre-Series A

Startup Abaha nhận vốn vòng Pre-Series A

Khởi nghiệp -  2 năm
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, startup công nghệ này khẳng định vị trí trên thị trường với hơn 250 doanh nghiệp đang sử dụng Business App do Abaha xây dựng và phát triển.
Startup Abaha nhận vốn vòng Pre-Series A

Startup Abaha nhận vốn vòng Pre-Series A

Khởi nghiệp -  2 năm
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, startup công nghệ này khẳng định vị trí trên thị trường với hơn 250 doanh nghiệp đang sử dụng Business App do Abaha xây dựng và phát triển.
Ví điện tử AppotaPay hợp tác chiến lược cùng LynkiD

Ví điện tử AppotaPay hợp tác chiến lược cùng LynkiD

Khởi nghiệp -  2 năm

AppotaPay và LynkiD sẽ kết hợp ưu thế về công nghệ và hệ sinh thái của hai bên để cùng nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua việc đa dạng phương thức thanh toán không tiền mặt.

Nền tảng chấm bài thi trực tuyến Azota nhận vốn 2,4 triệu USD

Nền tảng chấm bài thi trực tuyến Azota nhận vốn 2,4 triệu USD

Khởi nghiệp -  2 năm

Hiện có hơn 700.000 giáo viên và 10 triệu học sinh sử dụng sản phẩm của Azota chỉ chưa đầy một năm sau khi công ty ra mắt.

Khơi dậy nội lực bên trong startup

Khơi dậy nội lực bên trong startup

Khởi nghiệp -  2 năm

Chương trình Huấn luyện đổi mới sáng tạo S-Growth (SIC) đã bước sang mùa thứ 2, tiếp tục sứ mệnh đào tạo kỹ năng huấn luyện cho những cán bộ nguồn để trở thành những huấn luyện viên quốc tế góp sức xây dựng và đồng hành với mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Startup Việt cạnh tranh 'kỳ lân' khách sạn OYO

Startup Việt cạnh tranh 'kỳ lân' khách sạn OYO

Khởi nghiệp -  2 năm

Startup khách sạn HANZ hiện đã có mặt ở 22 thành phố và có hơn 200 đối tác khách sạn đang sử dụng hệ thống tại Việt Nam.

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hành kinh tế tuần hoàn

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hành kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  44 phút

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để đóng góp tích cực vào hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

11 chính sách kinh tế Donald Trump đề xuất nếu tái đắc cử

11 chính sách kinh tế Donald Trump đề xuất nếu tái đắc cử

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

11 đề xuất kinh tế của ông Donald Trump nếu tái đắc cử, nhấn mạnh các chính sách thuế quan, ưu đãi thuế, và phát triển nhà ở nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.

Ông Trần Huy Tuấn làm Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái

Ông Trần Huy Tuấn làm Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái

Tiêu điểm -  1 giờ

Ông Trần Huy Tuấn vừa được bầu giữ chức bí thư tỉnh uỷ Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.

Để đón làn sóng đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam

Để đón làn sóng đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam

Leader talk -  1 giờ

Trong bối cảnh đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam gia tăng, đảm bảo dòng vốn đầu tư nước ngoài bền vững là mục tiêu quan trọng cần được chú trọng lâu dài.

BCG Energy hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận

BCG Energy hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận

Doanh nghiệp -  1 giờ

Giai đoạn 2 Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ và những dự án điện mặt trời áp mái đi vào vận hành nên BCG Energy đã hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận.

Gỡ 'nút thắt gốc': Việc căn cơ và cấp bách

Gỡ 'nút thắt gốc': Việc căn cơ và cấp bách

Tiêu điểm -  2 giờ

Xác định "tất cả các vướng mắc đều xuất phát từ thể chế", nhiều đại biểu quốc hội nhấn mạnh việc tháo gỡ 'nút thắt gốc' này là nhiệm vụ căn cơ và cấp bách.

SHB vào Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam

SHB vào Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

SHB được vinh danh trong “Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam”, đồng thời trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận lớn nhất.