Tài chính
Bế tắc với tài sản bảo đảm 10.000 tỷ đồng trái phiếu Saigon Glory
Theo ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo, Saigon Glory không thể hiện thiện chí hợp tác làm việc, liên tục kéo dài thời gian bàn giao tài sản đảm bảo, gây cản trở việc xử lý tài sản và tăng thêm thiệt hại cho trái chủ.
Công ty Saigon Glory đã thông tin về các nội dung liên quan tới việc bàn giao tài sản đảm bảo để xử lý nghĩa vụ thanh toán các lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này không thể mua lại khi đáo hạn.
Cụ thể, để bàn giao, xử lý tài sản đảm bảo theo quy định, ông vũ Quang Bảo, Chủ tịch HĐTV Saigon Glory đã triệu tập họp hội đồng thành viên vào ngày 23/11. Tuy nhiên, cả hai thành viên còn lại là ông Trịnh Quang Công (đại diện 40% quyền biểu quyết) và ông Nguyễn Anh Đức (đại diện 30% quyền biểu quyết) đều không tham dự. Dẫn đến Saigon Glory chưa thể ban hành nghị quyết về việc bàn giao tài sản đảm bảo.
Ông Trịnh Quang Công là lãnh đạo trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Với việc hàng loạt các nhân sự của tập đoàn này bị khởi tố, tạm giam để điều tra, khả năng Saigon Glory tổ chức thành công cuộc họp hội đồng thành viên đang bị bỏ ngỏ.
Ngoài lý do trên, Saigon Glory còn nêu ra nhiều vấn đề khác yêu cầu ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo giải thích, phản hồi trước khi thực hiện các bước tiến hành bàn giao tài sản.
Trong đó, công ty cho rằng việc bàn giao con dấu, bản gốc giấy chứng nhận đăng ký doah nghiệp, điều lệ công ty, sổ đăng ký thành viên, danh sách hội đồng thành viên sẽ làm đóng băng mọi hoạt động của công ty.
Lý do là ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo không tham gia vào hoạt động quản lý xây dựng và điều hành tại dự án của Saigon Glory sau khi bàn giao tài sản đảm bảo mà chỉ thực hiện các công việc liên quan tới quá trình bán đấu giá tài sản.
Sau phản hồi của Saigon Glory, ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo đã có văn bản cập nhật tiến trình bàn giao tài sản đảm bảo được gửi tới đại diện người sở hữu trái phiếu là Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI).
Theo đó, ngân hàng đã hai lần ban hành thông báo yêu cầu bàn giao tài sản đảm bảo (ngày 8/9 và 25/10) nhưng không nhận được phản hồi của Saigon Glory. Đến lần thứ 3, sau khi ra thông báo ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo vẫn chưa thể nhận bàn giao cả phần vốn góp và phần bất động sản.
Theo ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo, dù Saigon Glory luôn khẳng định sẵn sàng và thiện chí bàn giao tài sản nhưng sau hơn 2 tháng được yêu cầu bàn giao, công ty không thể hiện thiện chí hợp tác làm việc, liên tục kéo dài thời gian bàn giao bằng nhiều lý do, gây cản trở việc xử lý tài sản và tăng thêm thiệt hại cho trái chủ.
Hiện tại, các nhà đầu tư trái phiếu Saigon Glory đang lo lắng, không thể nhận được gốc và lãi trái phiếu. Các trái chủ đã tập hợp thông tin, tài liệu và có đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng nhằm truy cứu trách nhiệm của lãnh đạo Saigon Glory.
Saigon Glory được thành lập bởi Tập đoàn Bitexco, là chủ đầu tư của dự án Khu văn phòng, thương mại, dịch vụ, căn hộ, khách sạn, có vị trí "vàng" khi nằm tại đối diện chợ Bến Thành, quận 1, TP HCM. Dự án bao gồm 6 tầng hầm, 8 tầng khối đế làm trung tâm thương mại và bán lẻ, 2 tòa tháp có chức năng văn phòng, khách sạn và căn hộ.
Giữa năm 2020, Saigon Glory đã phát hành 10 lô trái phiếu có mã thứ tự từ SGL-2020.01 đến SGL-2020.10, với tổng giá trị 10.000 tỷ đồng để phát triển dự án và thanh toán các khoản nợ. Các lô trái phiếu trên có kỳ hạn 3 hoặc 5 năm.
Tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu này của Saigon Glory bao gồm: “Toàn bộ phần vốn góp của Tập đoàn Bitexco tại Saigon Glory” và “Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại dự án thành phần The Spirit of Saigon bao gồm các tài sản thuộc Tháp A” với tổng giá trị là hơn 18.550 tỷ đồng.
Tuy nhiên do dự án đang bị đình trệ sau khi hoàn thiện khối đế và một vài tầng của 2 tòa tháp, giá trị của dự án và phần tháp A được định giá thấp đáng kể so với trước đây.
Ngoài ra, Saigon Glory đang có các khoản phải thu gần 20.000 tỷ đồng với các pháp nhân được công ty định giá đánh giá là khó có khả năng thu hồi toàn bộ. Do đó, giá trị phần vốn góp được định giá là âm hơn 1.000 tỷ đồng so với 7.000 tỷ đồng khi phát hành trái phiếu.
Tài sản đảm bảo 10.000 tỷ đồng trái phiếu Saigon Glory 'bốc hơi'
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".