Viettel lãi gần 1.000 tỷ ở nước ngoài
Hôm 17/7, tập đoàn Viettel cho biết, hoạt động kinh doanh tại 9 thị trường nước ngoài mang lại lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỉ đồng (41,2 triệu USD).
Viettel đã kiến nghị được tăng vốn đầu tư cho dự án tại nước ngoài dưới hình thức bảo lãnh vay vốn trong khi dự án đang bị lỗ kế hoạch dẫn đến âm vốn chủ sở hữu.
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước về việc rà soát, phát hiện các quy định về cơ chế, chế độ hạch toán, kế toán đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, báo cáo Chính phủ kết quả trong năm 2017.
Tại văn bản, Bộ Tài chính cho rằng, kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không có sự chồng chéo giữa cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nước ngoài và chế độ hạch toán, kế toán đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam và các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam đã ký kết.
Đề xuất của Viettel “chưa phù hợp”
Rà soát phía doanh nghiệp, trước kiến nghị của Tập đoàn Viettel về việc tăng vốn đầu tư cho dự án tại nước ngoài dưới hình thức bảo lãnh vay vốn trong khi dự án đang bị lỗ kế hoạch dẫn đến âm vốn chủ sở hữu.
Hiện Viettel đang đầu tư ra nước ngoài thông qua công ty Viettel Global. Đến hết năm 2016, dự án đầu tư nước ngoài của tập đoàn lỗ luỹ kế 3.745 tỷ đồng, nợ phải trả vượt 22.000 tỷ. Tuy nhiên, trong thông cáo gửi báo chí mới đây, Tập đoàn Viettel khẳng định 6 tháng năm 2017, Viettel Global lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính dẫn khoản 5, Điều 20 Nghị định số 91 quy định: “Doanh nghiệp chỉ thực hiện bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước với điều kiện các công ty con phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn, việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả dự án và cam kết trả nợ đúng hạn đối với khoản vay được bảo lãnh”.
Bộ Tài chính cho rằng, việc doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh cho công ty con khi dự án này đang bị lỗ, âm vốn chủ sở hữu là chưa phù hợp. Thực tế, tồn tại nhiều trường hợp các công ty con được doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh vay vốn để thực hiện đầu tư nhưng không hiệu quả.
Đối với công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn đã đầu tư tại các công ty này thì nghĩa vụ bảo lãnh của doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại.
"Nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, cần xem xét lại quy định về việc cho phép doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng”, Bộ Tài chính kiến nghị.
Doanh nghiệp găm giữ lợi nhuận ở nước ngoài
Cũng tại văn bản này, Bộ Tài chính cho biết, các quy định về thuế và đầu tư hiện nay đang có nhiều vướng mắc.
Cụ thể, theo Điều 1 Thông tư 96 về Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định "khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai thuế vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có thu nhập tại dự án ở nước ngoài nhưng chưa chuyển về nước thì chưa thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số thu nhập này.
Điều 31, Nghị định 91/2015 quy định: “Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định, chia lãi cho các bên góp vốn, trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, lợi nhuận còn lại được nộp về ngân sách nhà nước”.
Bộ Tài chính cho rằng, hai quy định trên dẫn đến những cách hiểu khác nhau, cụ thể, trường hợp công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước nhận được thông báo chia cổ tức lợi nhuận của dự án ở nước ngoài nhưng chưa chuyển về nước. Theo Thông tư 96 thì phần lợi nhuận đó chưa được hạch toán vào doanh thu tài chính của công ty mẹ, do đó không làm phát sinh tăng phần lợi nhuận còn lại được chia của công ty mẹ phải nộp về ngân sách nhà nước.
Song Nghị định 91, lợi nhuận đó được hạch toán vào doanh thu tài chính của công ty mẹ không phụ thuộc vào việc công ty mẹ đã nhận được tiền hay chưa nhận, qua đó làm tăng lợi nhuận của công ty mẹ, đồng thời tăng phần lợi nhuận còn lại phải nộp về ngân sách nhà nước của công ty mẹ.
Trước thực tế đó Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng trình các cấp.
Hôm 17/7, tập đoàn Viettel cho biết, hoạt động kinh doanh tại 9 thị trường nước ngoài mang lại lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỉ đồng (41,2 triệu USD).
Trung ương Đảng xác định tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ "đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị".
Lộc Trời sẽ tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để họp bàn về việc miễn nhiệm, bầu bổ sung các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát.
Grand Pioneers Cruise đã giành giải thưởng "Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024" tại Lễ trao giải World Cruise Awards, trở thành đơn vị đầu tiên của Việt Nam nhận vinh dự này.
Vincom 20 năm tiên phong thay đổi xu hướng tiêu dùng, tạo giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cộng đồng và xã hội, khẳng định vị thế thương hiệu bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Tăng thu giảm chi theo CEO Base.vn không chỉ là nhu cầu trước mắt, mà còn là cách doanh nghiệp xây dựng nền tảng quản trị bền vững cho tương lai.
Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.
Trong số ít dự án bất động sản kiến tạo môi trường sống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.