Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Thời điểm năm 2012, thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến một hiện tượng khách hàng tập trung thành nhóm để khiếu kiện những sai trái của chủ đầu tư, hay đòi lại vốn góp tại dự án (DA).
Kiện tụng và mất thanh khoản
Theo các chuyên BĐS, việc chủ đầu tư “trục lợi” khâu thi công đã khiến cho nhiều hạng mục không đảm bảo chất lượng như cam kết ban đầu. Đơn cử như DA La Astoria của Công ty CP Đầu tư xây dựng An Gia Hưng (TP Hồ Chí Minh) bị cư dân “tố” có biểu hiện gian lận, ăn cắp và thay thế vật tư được ghi trong hợp đồng mua bán bằng các vật tư có nguồn gốc không rõ ràng như dây cáp điện, sàn gỗ, gạch lát nền… Thậm chí, sàn bếp của 100% các căn hộ tại đây không được chủ đầu tư lát gạch. Chưa kể việc đường ống máy lạnh còn bị xì nước.
Khách hàng tìm hiểu dự án Imperia Garden
Mới đây, cư dân chung cư Capital Garden ở 102 Trường Chinh, dù đã nhận nhà từ cuối năm 2016, cũng đã căng băng rôn, đồng loạt phản đối việc chủ đầu tư là Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô không thực hiện đúng những cam kết khi bán nhà. Ví như: Bàn giao căn hộ cho cư dân ở khi chưa đủ điều kiện, hệ thống PCCC với các thiết bị đầu dò khói tự động, đầu phun chữa cháy tự động, vòi chữa cháy dạng cuộn... chỉ mới được lắp đặt, chưa được thẩm định, kiểm tra...
Nhìn chung, việc kiện tụng và mất thanh khoản là hậu quả kép xuất phát từ việc nhiều chủ đầu tư thiếu trách nhiệm khi thi công, khuyến mãi “nổ” để bán hàng mà quên dịch vụ hậu mãi trong nửa đầu năm 2017. Từ Nam chí Bắc, danh sách những DA chìm trong băng rôn, biểu ngữ của người mua nhà tiếp tục nối dài. Cuộc chiến đòi quyền lợi không chỉ diễn ra riêng lẻ, mà thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, từ âm ỉ trên các mạng xã hội đến bùng phát căng băng rôn đòi quyền lợi.
Theo quy luật của thị trường BĐS, tại các DA cư dân đấu tranh công khai với chủ đầu tư thường có kết cục chung là xuống giá, mất tính thanh khoản. Lý giải cho điều này, ông Trịnh Thành, một nhà đầu cơ địa ốc chuyên nghiệp khu vực quận Hoàng Mai phân tích, một DN BĐS A thông thường đầu tư ít nhất 2, 3 DA. Việc DA B dính “dớp” vô hình trung khiến thanh khoản DA C, D “down” ngay lập tức, mất giá từ 2 - 5 triệu đồng/m2, giao dịch cũng rất nhỏ giọt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì khách hàng ngại mua phải các căn hộ mà chủ đầu tư và cư dân đang có tranh chấp, khiếu kiện.
Đề xuất Luật Chung cư?
Liên quan đến tình trạng tranh chấp bùng phát diễn ra thời gian gần đây, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, nếu phân tích sâu về ý thức, trách nhiệm cũng như năng lực của 3 chủ thể là cư dân, chủ đầu tư và phía các nhà làm chính sách, quản lý thì vấn đề quản lý, khai thác, vận hành nhà chung cư đã, đang và sẽ luôn tiềm tàng các mâu thuẫn, sẽ còn phát sinh trong thời gian tới. Để giải quyết được vấn đề này, quan trọng nhất là sự minh bạch, sự vào cuộc quyết tâm của tất cả các bên trên cơ sở một hành lang pháp lý rõ ràng. Tuy nhiên, theo phản biện của giới chuyên môn, thực tế quá trình phát triển hơn chục năm nay của hệ thống nhà chung cư thì các chủ thể tham gia vẫn còn quá nhiều vướng mắc và non trẻ.
Ở góc độ pháp lý, theo hầu hết các luật sư, để giải quyết dứt điểm các tranh chấp chung cư trong thời gian vừa qua là rất khó. Không phải không có những quy định cụ thể của pháp luật, mà bởi những tranh chấp này đều nằm rải rác trong các văn bản luật, nghị định, thông tư đi kèm.
Bởi vậy, nhiều chủ đầu tư cố ý nhờn luật. Do đó, với diễn biến kiện tụng chung cư ngày càng căng thẳng và phức tạp như hiện nay thì cần thiết phải tập hợp tất cả những quy định đó vào một luật mới. Đơn cử như Luật Chung cư quy định việc góp vốn, mua bán căn hộ hình thành trong tương lai phải thông qua ngân hàng. Mỗi chủ đầu tư phải mở một tài khoản (duy nhất) tại một ngân hàng cho mỗi DA chung cư, để nhận các khoản góp vốn, thanh toán mua từ khách hàng. Tránh việc nhận tiền hai tay: Từ khách hàng lẫn ngân hàng.
Chung cư trong quá trình thi công phải được kiểm định về vật tư, vật liệu. Khi đi vào vận hành, cần đảm bảo tiêu chí chất lượng, điều kiện hạ tầng, và đủ điều kiện cấp ngay giấy chủ quyền cho khách hàng. Thời hạn bảo hành công trình chung cư cần kéo dài đến 10 năm (đối với một số hạ tầng nhất định). Việc tiêu hủy, phá dỡ chung cư chỉ khi chất lượng công trình không đảm bảo hoặc theo quyết định của cộng đồng chung cư. Khuyến khích những tranh chấp liên quan đến chung cư được giải quyết thông qua trọng tài…
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.