Các nhà kinh doanh tại Việt Nam ngày càng "đắm đuối" với Facebook
Hoàng Linh
Thứ tư, 08/11/2017 - 18:14
Mặc dù chính phủ cố gắng kiểm soát để đảm bảo an ninh mạng nhưng Facebook vẫn đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Phần lớn trong số 95 triệu người Việt hiện sử dụng Facebook để chia sẻ, làm việc cùng nhau và hiện tiến tới làm giàu. Mặc dù chính phủ cố gắng kiểm soát nhưng một thực tế rõ ràng là Facebook đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc tạo thêm động lực phát triển kinh tế.
Trong khi Trung Quốc kiểm soát và chặn đứng con đường của Facebook, Google hay Twitter để tạo cơ hội cho những nhà kinh doanh địa phương như WeChat, QQ, Baidu phát triển thì Việt Nam lại mở cánh cửa cho các doanh nghiệp đến từ thung lũng Silicon trong những năm gần đây.
Việc chính phủ cam kết mở cửa biên giới kinh tế càng làm rõ giá trị của nền tảng toàn cầu và thời đại toàn cầu hóa. Thương mại điện tử hiện chiếm khoảng 10% nền kinh tế và những doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh từ Facebook sử dụng khoảng 2,3% số người trong độ tuổi lao động.
Ông Lê Quang Tú Đỗ - Phó Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Không kể người già và trẻ em, hầu hết mọi người ở Việt Nam đều sử dụng Facebook và điều này đang tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Sự phát triển số lượng người sử dụng Facebook tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ bắt đầu kinh doanh".
Khả năng được sử dụng và tiếp cận với Facebook dễ dàng tạo ra sức hấp dẫn đối với thị trường Việt Nam khi mà việc kinh doanh bên ngoài đang gặp phải nhiều vướng mắc cũng như tiêu tốn chi phí hơn rất nhiều.
Theo ông Monica Peart - Giám đốc dự báo cấp cao của EMarketer, việc Việt Nam sở hữu nền dân số trẻ với khoảng 60% số người dưới 35 tuổi cùng với sự tiếp cận nền tảng Internet nhanh chóng đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về tốc độ thâm nhập của các trang mạng xã hội.
Trong khi đó, ông Joe Nguyen - Phó Chủ tịch cấp cao của ComScore Inc thì cho rằng, việc người sử dụng tại Việt Nam dành thời gian cho các mạng xã hội nhiều hơn hầu hết các nước Đông Nam Á chính là nền tảng tốt để có thể kinh doanh.
Việc kiểm soát an ninh mạng tại Việt Nam cũng giống như những nước khác tại khu vực Đông Nam Á.
Trong khi Thái Lan yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet địa phương phối hợp với công ty Menlo Park, California nhằm đẩy nhanh việc ngăn chặn các nội dung bất hợp pháp thì Indonesia lại yêu cầu Google, Twitter và Facebook giám sát cũng như lọc các nội dung liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, bạo lực chủng tộc, nội dung khiêu dâm và lạm dụng trẻ em.
Theo Reuters, gần 20 công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ và các ngành khác đang có kế hoạch khởi động một liên minh để yêu cầu giới chức tiếp tục chương trình Tạm hoãn trục xuất trẻ em đến Mỹ bất hợp pháp (DACA).
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.