Nhiều ngân hàng nước ngoài cung cấp vốn cho Vingroup
Một khoản vay 300 triệu USD đã được Credit Suisse AG thu xếp vào năm 2016.
Kế hoạch VINFAST của Tập đoàn Vingroup đang thu hút sự quan tâm đặc biệt trên các mạng xã hội.
VINFAST, tổ hợp sản xuất ô tô với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, chính thức được khởi công ngày 2/9, đánh dấu sự tham gia của Vingroup vào lĩnh vực sản xuất ô tô. Dự kiến, Vingroup sẽ đưa ra thị trường ô tô VINFAST chỉ sau 24 tháng.
Cùng với báo chí truyền thông, cộng đồng mạng xã hội, nhất là trên trang Facebook, VINFAST đã trở thành hiện tượng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Nói về dự án này, trên trang Facebook cá nhân, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chia sẻ, 20 năm về trước, các dự án khu đô thị hay thậm chí chỉ là một cao ốc đầu tư cỡ 10 triệu USD thì chủ đầu tư chắc chắn là các công ty nước ngoài. Khi Vingroup đầu tư vào Vinpearl và các khu đô thị Vinhomes thì mỗi người một ý nhưng phần lớn là nhận xét tiêu cực về tính khả thi của những dự án này.
"Nhưng tới hôm nay, tất cả đều công nhận vai trò của Vingroup và của cá nhân ông Phạm Nhật Vượng trong sứ mệnh thay đổi bộ mặt của các khu đô thị ở Hà Nội cũng như TP. HCM", ông Hưng viết.
Với VINFAST, ông Hưng cho hay cũng lại nghe nhiều bình luận đầy nghi ngại về tính khả thi của giấc mơ ô tô thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, ông Hưng nhấn mạnh rằng, để thu xếp vốn cho những dự án này, các ngân hàng nước ngoài với đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên môn đã thẩm định tính khả thi và đánh giá rủi ro cả về tài chính, kỹ thuật của dự án trước khi họ cam kết cấp tín dụng.
"Chắc chắn họ không nghi ngại như rất nhiều người trong chúng ta, họ tin dự án sẽ khả thi".
Mặc dù thừa nhận để được nhìn thấy những chiếc ô tô của Vingroup chạy trên đường và chiếm lĩnh thị phần xe hơi trong nước thì ông Phạm Nhật Vượng những cộng sự sẽ còn rất nhiều việc phải làm, nhiều trở ngại khó khăn đang chờ phía trước, nhưng Chủ tịch SSI cho rằng "nếu không có người mưu sự thì chẳng khi nào có thành sự cả".
"Đất nước cần những người như anh Vượng để có thể hy vọng về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tương lai và chúng ta những người không có cơ hội trực tiếp thực hiện sứ mệnh này thì cách ủng hộ trước tiên là không ném đá. Thực sự những người như anh Vượng họ biết rất rõ họ đang và sẽ cần làm những gì", ông Hưng chia sẻ.
Nói về chuyện ô tô của VINFAST, ông Nguyễn Bá Ngọc, Chủ tịch NBN Media, một chuyên gia ngành truyền thông - kể câu chuyện của hãng sản xuất ô tô Lifan của Trung Quốc: "Năm 2003, mình tình cờ có một chuyến đi dọc các thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có Trùng Khánh và được vào thăm nhà máy của Lifan. Lifan lúc đó đã thành lập được 11 năm và sản xuất ra vô số các mẫu xe máy. Phòng trưng bày của họ to kinh khủng và bày vô số mẫu, hầu hết na ná mẫu xe của Nhật, Mỹ và đều mang logo Lifan. Trình độ sản xuất và các kinh nghiệm trong ngành của họ lúc đó đã là rất cao rồi".
Nhưng khi nói chuyện với một quản lý cấp cao của Lifan thì ông Ngọc cho biết, người này khẳng định "đi chép cũng đâu có dễ và Lifan muốn lắm nhưng vẫn chưa sản xuất được ô tô".
"Sau đó chừng 2 năm thì Lifan ra được ô tô", ông Ngọc cho biết. Chủ tịch NBN Media cũng kể thêm rằng, nhiều năm sau nữa, một số người đi nhập xe Lifan về bán thử một hồi đi đến kết luận: "Xe Lifan chất lượng cũng tạm ổn, giá thì rất rẻ, nhưng dân mình không mua, lý do là mọi thứ so với xe Nhật đều thua, kể cả giá đó đem chia cho thời gian sử dụng thì hơi bị đắt. Sau đó thấy xe Lifan vắng bóng luôn".
Kể câu chuyện của Lifan để nói về kế hoạch sản xuất ô tô thương hiệu Việt của VINFAST, ông Ngọc cho rằng, VINFAST với kinh nghiệm không có, mọi thứ cần hội tụ hay tiền đề cho ngành cũng không có mà làm ô tô với quy mô lớn vậy, "nói thật khó tin".
Chuyên gia truyền thông này cho rằng, ở một số nước xung quanh như Trung Quốc, Malaysia... vẫn có một số thương hiệu ô tô nội địa thành công lớn, song họ cần có sự tham gia liên doanh của các công ty lớn như Toyota chẳng hạn.
Cũng bày tỏ góc nhìn về dự án sản xuất ô tô thương hiệu Việt đầu tiên của Việt Nam, ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam bình luận: "Từ gần 10 năm nay, Vingroup nổi tiếng về việc săn đầu người. Những người giỏi nhất được cho là quy tụ về đây. Để làm dự án này, VinFast khắc phục điểm yếu kinh nghiệm bằng cách câu những người tài nhất để tạo năng lực cốt lõi cho mình. Họ có uy tín khi thành công trong bất động sản, và nhất là thành công trong "câu người nên cá nhân tôi tin và hi vọng họ sẽ thành công".
Một khoản vay 300 triệu USD đã được Credit Suisse AG thu xếp vào năm 2016.
Vingroup và THACO đang ngược dòng so với các doanh nghiệp lắp ráp ô tô nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Tham vọng VinFast của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng với kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD lại một lần nữa thổi bùng lên ngọn lửa hy vọng ô tô "made in Vietnam". Nhưng liệu giấc mơ đó có thành hiện thực?
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.