Cái giá cho ngôi vua thanh khoản của cổ phiếu FLC Faros

Minh An Thứ tư, 06/12/2017 - 11:58

Chi phí môi giới mà các cổ đông Faros phải trả từ khi cổ phiếu này niêm yết ước tính lên đến 332 tỷ đồng.

Sáng nay, cổ phiếu ROS của của Công ty Xây dựng FLC Faros (Faros) đã giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp về mức giá 150.400 đồng. So với mức đỉnh gần nhất (214.000 đồng), cổ phiếu này đã mất giá 30%.

Trước đó, trong quý II năm nay, cổ phiếu này đã có một đợt giảm đến 50% thị giá sau khi tăng một mạch dài từ lúc niêm yết trên HOSE vào tháng 9 năm ngoái.

Không chỉ có những biến động mạnh về giá, cổ phiếu ROS đã tạo nên hiện tượng trên thị trường chứng khoán về thanh khoản trong hơn một năm qua.

Dữ liệu giao dịch cho thấy, kể từ khi niêm yết đến ngày 5/12, giá trị giao dịch của cổ phiếu ROS chiếm bình quân 9,6% tổng giá trị giao dịch trên HOSE. Đặc biệt, có những phiên giao dịch trong tháng 4, cổ phiếu ROS chiếm trên 30% giá trị thanh khoản của HOSE.

Cái giá cho ngôi vua thanh khoản của cổ phiếu FLC Faros

Thị giá cao và khối lượng cổ phiếu niêm yết lớn đã đưa ROS trở thành một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến diễn biến của chỉ số VNIndex từ đầu năm 2017. Khi đó, nhiều nhà đầu tư đã phải đối mặt với câu hỏi: Tại sao một công ty vài tháng trước còn chưa ai biết tên lại có thể tác động lớn đến thị trường chứng khoán như vậy?

Ước tính, để tạo ra mức thanh khoản lớn như trên, các cổ đông của Faros đã phải chi cho các công ty chứng khóan khoản phí môi giới lên đến 332 tỷ đồng. Con số này dựa trên giả định mức phí thấp nhất phổ biến ở các công ty chứng khoán là 0,15%.

Ước tính trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số tiền phí môi giới mà các cổ đông của Faros phải trả cho công ty chứng khoán là 247 tỷ đồng, cao hơn lợi nhuận sau thuế mà công ty này tạo ra (208 tỷ đồng).

Trên thực tế, có thể nhiều nhà đầu tư cá nhân còn phải trả mức phí cao hơn ở các công ty chứng khoán khác nhau. Do đó, tổng số tiền môi giới mà các cổ đông Faros chi ra có thể còn nhiều hơn con số 332 tỷ đồng.

Mức chi phí để tạo ra thanh khoản cho cổ phiếu ROS có thể còn cao hơn nhiều lần nếu các cổ đông sử dụng dịch vụ margin (vay tiền công ty chứng khoán để mua cổ phiếu).

Trong số tiền phí môi giới này, Chủ tịch công ty ông Trịnh Văn Quyết, người đang sở hữu 67% cổ phần chỉ đóng góp một con số nhỏ. Từ khi ROS niêm yết, ông Quyết mua thêm 110 triệu cổ phiếu, nhưng khi đó giá ROS còn ở mức thấp, do đó mức phí chưa nhiều.

Một công ty khác là FLC Land cũng nắm giữ 5,32 cổ phần Faros và không giao dịch từ khi niêm yết đến nay. Do đó, phần lớn số phí môi giới do các cổ đông sở hữu 28% cổ phần của công ty chi trả.

Phí môi giới mà Faros mang đến đã góp phần vào mức tăng trưởng chung của doanh thu môi giới các công ty chứng khoán trong 9 tháng đầu năm nay. Theo thống kê của 20 công ty chứng khoán dẫn đầu, tổng phí môi giới chứng khoán đã tăng 52% trong 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số các công ty này đáng chú ý nhất là CTCK Artex, công ty do ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu hơn 8%. Trong 9 tháng đầu năm nay, công ty này đạt 83 tỷ đồng doanh thu tăng gấp 11 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức doanh thu môi giới lớn nhất mà công ty này đạt được trong nhiều năm qua.

Đặc biệt trong quý I/2017, công ty này lần đầu tiên lọt vào top 10 công ty môi giới cổ phiếu có thị phần lớn nhất trên HOSE với 3,52%. Sau đó trong quý II, thị phần của công ty này còn tăng lên 5,9%, vượt qua cả SHS, VCBS và BSC.

Trong các tháng gần đây, thanh khoản của cổ phiếu ROS đã giảm xuống, bình quân khoảng 1 triệu cổ phiếu/ phiên. Do đó, tỷ trọng thanh khoản cổ phiếu này trên HOSE cũng giảm đáng kể, trung bình 6,6% từ quý III đến nay.

Tập đoàn FLC vay 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công Thương Trung Quốc

Tập đoàn FLC vay 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công Thương Trung Quốc

Doanh nghiệp -  7 năm
Khoản vay từ ngân hàng Trung Quốc mới được giải ngân gần đây nằm trong tổng số nợ khoảng 4.500 tỷ đồng của FLC tính đến ngày 30/6.
Tập đoàn FLC vay 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công Thương Trung Quốc

Tập đoàn FLC vay 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công Thương Trung Quốc

Doanh nghiệp -  7 năm
Khoản vay từ ngân hàng Trung Quốc mới được giải ngân gần đây nằm trong tổng số nợ khoảng 4.500 tỷ đồng của FLC tính đến ngày 30/6.
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  8 giờ

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  11 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  12 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  12 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.