Quốc tế

Cạnh tranh với Apple và Samsung: Khó nhưng không phải không có cách

Nguyễn Lê Thứ năm, 17/08/2017 - 07:00

Apple và Samsung là hai gã khổng lồ thống trị thị trường điện thoại thông minh. Những người chơi mới muốn tham gia thị trường này đều phải đối mặt với thách thức lớn, tuy nhiên họ sẽ thành công nếu tìm được chiến lược đúng đắn.

Apple và Samsung được coi như Coca Cola và Pepsi trong thế giới điện thoại thông minh. Ảnh: Internet

Công ty nghiên cứu comScore ước tính có gần 3/4 số người sử dụng điện thoại thông minh ở Mỹ dùng sản phẩm của Apple hoặc Samsung. 

Mỹ không phải là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới; mà là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, đây lại là thị trường rất quan trọng bởi người tiêu dùng Mỹ thường mua các sản phẩm điện thoại đắt tiền, tạo ra lợi nhuận cao nhất.

Một số công ty có tham vọng thách thức hai hãng khổng lồ này. Huawei, hãng điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc, đã đạt được thoả thuận dự kiến với AT&T để lần đầu tiên bán dòng điện thoại cao cấp của họ ở Mỹ, theo hãng tin công nghệ The Information. 

Bên cạnh đó, cha đẻ của hệ điều hành Android, ông Andy Rubin hy vọng sẽ sớm mở bán chiếc điện thoại thông minh cao cấp của mình, mang tên Essential phone, với camera kép và khung bằng titanium. Và Amazon đang mở rộng thị trường đối với dòng điện thoại thông minh với giá chỉ 50USD từ một công ty có tên Blu.

Thị phần điện thoại thông minh tại thị trường Mỹ. Số liệu tính đến tháng 6/2017, theo comScore.

Bất kỳ công ty nào muốn thách thức Apple và Samsung đều gặp khó khăn do thói quen sử dụng điện thoại thông minh của người tiêu dùng Mỹ đã được định hình. Tuy nhiên, thị trường cũng đã chứng kiến những thành công nhất định từ các sản phẩm khác; như sản phẩm dao cạo râu Dollar Shave Club đã thách thức những người khổng lồ trong thị trường dao cạo của nam giới, và hãng Under Armour cũng đã làm được điều tương tự trong thị trường trang phục thể thao.

Một số công ty có thể hài lòng với việc tìm kiếm một thị trường ngách mang lại lợi nhuận. Nhưng đối với những người có tham vọng lớn hơn trên thị trường điện thoại thông minh, đây là ba chiến lược mà họ có thể áp dụng:

1) Đẩy mạnh quảng cáo

Để cạnh tranh trên thị trường hàng tiêu dùng hiện nay, việc có một sản phẩm khác biệt hoặc hoàn hảo là không đủ. Hệ điều hành WebOS của Palm, điện thoại Windows của Microsoft và điện thoại thông minh Fire năm 2014 của Amazon đều được coi là các ý tưởng thông minh. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại ( ngoài Windows Phone vẫn tồn tại vì một số lý do.)

Không ai trong số những công ty này có thể tiến xa như Samsung, trở thành một trong những hãng điện thoại thông minh khổng lồ ngay trên đất Mỹ. 

Bắt đầu từ năm 2011, Samsung đã tung ra một chiến dịch quảng cáo thông minh và tốn kém để thuyết phục người Mỹ mua điện thoại của họ. Các quảng cáo của Samsung chế giễu các tính năng của iPhone là nhàm chán và gây khó chịu.

Samsung chi lớn cho quảng cáo. Ảnh: Internet

Chiến dịch marketing là một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự thành công của Samsung. Doanh số bán hàng điện thoại thông minh của Samsung tại Mỹ chiếm khoảng 10% tổng doanh số của hãng này trong năm 2010, và hiện tại thị phần của Samsung tại thị trường Mỹ chiếm khoảng 30%.

2) Hợp tác với một đối tác mới lạ đối với thị trường

Các công ty chiếm lĩnh phần lớn thị phần của thị trường sẽ trở thành đồng minh trong việc ngăn cản những công ty mới thâm nhập thị trường.

Motorola Android Smartphone. Ảnh: Internet

Trở lại những ngày đầu của kỷ nguyên điện thoại thông minh, lúc bấy giờ chỉ có duy nhất công ty viễn thông AT&T bán và phân phối iPhone. Điều này làm cho Verizon sốt ruột, vì vậy Công ty đã thực hiện một thỏa thuận vào năm 2009 để mở bán sản phẩm điện thoại thông minh với hệ điều hành Android của Motorola và các công ty khác. 

Sự nỗ lực của Verizon nhằm chống lại tình trạng độc quyền bán iPhone của AT&T là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của hệ điều hành Android.

Trở về hiện tại, hai hãng truyền hình cáp khổng lồ của Mỹ, Comcast và Charter, cũng đang bắt đầu bán dịch vụ điện thoại di động. Các công ty này có lẽ muốn cung cấp điện thoại thông minh giá rẻ, thứ mà các đối thủ khác không có. Nếu chiến lược này hiệu quả đối với Verizon và Android, thì nó có thể cũng có hiệu quả tương tự trong trường hợp này.

Điện thoại HUAWEI GR5 4G/ LTE. Ảnh: Internet

Đó là lý do tại sao Huawei lại thương lượng với AT&T để đảm bảo rằng Huawei, một thương hiệu không quen thuộc với người Mỹ, nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ. Dĩ nhiên điều này là không đủ. Các cửa hàng điện thoại di động cung cấp rất nhiều mẫu mã khác nhau, nhưng hầu hết người dùng vẫn mua điện thoại của Apple hoặc Samsung. Nhưng việc có một công ty điện thoại di động được thúc đẩy để phát triển một thương hiệu mới là điều đáng quan tâm.

3) Hãy thử bán hàng trực tiếp

Người sáng lập hệ điều hành Android, Andy Rubin nói ông tin rằng, thời thế đang thay đổi và nhiều người Mỹ sẽ mua điện thoại thông minh từ các cửa hàng bán lẻ như Amazon hơn là dựa vào một công ty điện thoại di động. Ông ấy có thể đúng, nhưng thói quen này sẽ mất nhiều thời gian để thay đổi. Và để thuyết phục mọi người mua chiếc điện thoại tên Essential trị giá 700 USD mà ông sắp tung ra, ông cần phải nhận thức rõ về thương hiệu mới của mình.

Điện thoại của hãng Blu được bán trên trang Amazon với giá 50 USD. Ảnh: Internet

Trên thực tế, hãng bán lẻ trực tuyến Amazon đã thuyết phục được nhiều khách hàng mua những thương hiệu điện thoại lạ lẫm với mức giá thấp đến ngạc nhiên. Amazon cho biết, những chiếc điện thoại bán chạy hàng đầu của hãng này bao gồm những sản phẩm từ nhà sản xuất điện thoại có tên Blu, trụ sở tại Florida, với giá chỉ 50 USD.

Nhu cầu đối với điện thoại thông minh ở Mỹ có thể thay đổi. Tính đến một vài năm trước đây, người mua thường chỉ phải trả 200 USD cho một chiếc điện thoại thông minh do được trợ giá. Tuy nhiên, điều này đã kết thúc, và hầu hết người Mỹ giờ đây phải trả toàn bộ chi phí cho mỗi chiếc iPhone, với giá khoảng 700 USD. Vì vậy, thu hút người Mỹ chọn sản phẩm khác ngoài điện thoại của Apple và Samsung là điều hoàn toàn khả thi.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

Doanh nghiệp -  9 giờ

CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  11 giờ

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Tài chính -  11 giờ

Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Leader talk -  13 giờ

Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.