Tài chính
CEO VinFast lên sóng CNN nói về kế hoạch hậu niêm yết
Cuộc trò chuyện của bà Lê Thị Thu Thủy, CEO VinFast trong chương trình trực tiếp First Move của CNN đã tiết lộ nhiều thông tin về chiến lược của hãng xe Việt hậu niêm yết.

“VinFast - một trong những “người chơi” mới nhất trên thị trường ô tô điện”, người dẫn chương trình, nhà báo Julia Chatterly mở đầu First Move với lời giới thiệu về VinFast và màn chào sàn ấn tượng trên Nasdaq cũng như kế hoạch mở rộng hoạt động tại Mỹ với việc khởi công xây dựng một nhà máy tại Bắc Carolina.
Xin chúc mừng VinFast đã hoàn tất niêm yết tuần trước. Tôi nghĩ đó là một cột mốc quan trọng đối với Tập đoàn Vingroup, những cũng là khoảnh khắc đáng nhớ với bà và các cộng sự tại VinFast. Bà cảm thấy như thế nào?
Bà Lê Thị Thu Thủy: Rất thú vị! Chúng tôi rất ngạc nhiên trước sự chào đón của thị trường. Chúng tôi nghĩ rằng thị trường nhìn nhận năng lực của chúng tôi, và bạn biết đấy, thị trường cần những người như chúng tôi.
Bà có thể chia sẻ về kế hoạch của VinFast sau niêm yết?
Bà Lê Thị Thu Thủy: Chúng tôi luôn có rất nhiều kế hoạch lớn phía trước. Chúng tôi đã niêm yết thành công và tin rằng thị trường chung đang phục hồi và sẽ giúp ích cho VinFast trong việc gọi vốn trong tương lai. Hiện tại chúng tôi đang có sự hỗ trợ từ công ty mẹ Vingroup và Chủ tịch Phạm Nhật Vương với cam kết tài trợ 2,5 tỷ đô la, giúp chúng tôi có thể hoạt động đến thời điểm hòa vốn và có lợi nhuận. Chúng tôi đang xây dựng nhà máy tại Bắc Carolina, tập trung vào sản xuất, bàn giao xe và đang mở rộng ra các thị trường khác, bao gồm Bắc Mỹ, Việt Nam, sắp tới là Châu Âu, Đông Nam Á và Trung Đông.
Vì sao VinFast tự tin có thể cạnh tranh tại thị trường Mỹ, nơi có rất nhiều thương hiệu xe điện lớn như Tesla?
Bà Lê Thị Thu Thủy: Tôi cho rằng bạn vừa đề cập tới lý do rồi! Đó là Mỹ là thị trường rất khó khăn và thách thức. Nếu chúng tôi có thể thành công ở Mỹ, chúng tôi có thể xây dựng thương hiệu và thành công ở bất kỳ nơi đâu. Chúng tôi tin tưởng vào một tương lai phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, đặc biệt với mô hình kinh doanh mới - mô hình hybrid (hệ thống bán lẻ riêng của thương hiệu kết hợp với hợp tác với hệ thống nhà phân phối) sẽ giúp VinFast mở rộng thị trường nhanh chóng hơn. Chúng tôi đã đón nhận được sự quan tâm nồng nhiệt từ nhiều tiểu bang.
Ngoài ra, ở góc độ bao quát, khi thị trường đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ xe xăng sang xe điện có nghĩa là dư địa còn rất lớn và có đủ chỗ cho các thương hiệu xe điện mới. Và chúng tôi tin rằng VinFast có thể chinh phục thị trường.
Bà vui lòng cho chia sẻ thêm về công suất sản xuất tại các nhà máy?
Bà Lê Thị Thu Thủy: Nhà máy tại Việt Nam có thể đạt công suất 300.000 chiếc/năm và chúng tôi đã có kế hoạch mở rộng quy mô lên đến 950.000 chiếc/năm. Lợi thế về chi phí nhân công, cùng với chuỗi cung ứng bền vững đã tạo nên lợi thế canh tranh lớn cho VinFast. Bên cạnh đó, nhà máy Bắc Carolina sẽ đi vào vận hành với công suất 150.000 chiếc/năm và cũng có thể mở rộng quy mô sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Được biết, VF 8 hiện có giá từ khoảng 46 nghìn USD (khoảng 1,1 tỷ đồng) và sắp tới sẽ là mẫu xe VF 9. Xin bà hãy chia sẻ về lượng đơn đặt trước của VF 9 và liệu con số này sẽ gia tăng hơn nữa sau khi niêm yết?
Bà Lê Thị Thu Thủy: Hiện tại, chúng tôi có khoảng 26.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu và khoảng 10.000 đơn tại Mỹ và 2/3 trong số đó là đơn đặt trước cho mẫu VF 9. Rất nhiều khách hàng đang chờ đợi nhận mẫu xe này tại Mỹ.
Những khó khăn nào mà các hãng xe điện đang phải đối mặt và là điều ngăn cản khách hàng tiếp cận sản phẩm? Có phải là về giá, hệ thống trạm sạc… hay không?
Bà Lê Thị Thu Thủy: Hệ thống trạm sạc của Mỹ tới nay đã và đang phát triển rộng rãi. VinFast có thể kết nối với hơn 73.000 trạm sạc tại Mỹ. Với sự phát triển của hệ thống trạm sạc và hệ thống đối tác hiệncó, chúng tôi tự tin rằng đây không phải là vấn đề lớn.
Theo tôi, thử thách ở đây là tạo ra một sản phẩm phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng. Vì thế, sứ mệnh của chúng tôi là làm cho xe điện trở nên dễ dàng tiếp cận cho mọi người. Đó là lý do mà chúng tôi đã đưa ra thị trường chuỗi sản phẩm đầy đủ từ mẫu xe nhỏ nhất như minicar VF 3 tới VF 9 là mẫu xe SUV full-size, 3 hàng ghế.
Hiện nay, các nhà đầu tư chỉ có 1 phần rất nhỏ (1%) số cổ phiếu để đầu tư, họ có cơ hội nào trong tương lai khi VinFast mong muốn gọi vốn không?
Bà Lê Thị Thu Thủy: Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ hội gọi vốn đầu tư theo tình hình giao dịch của thị trường. Số lượng cổ phiếu lớn hơn sẽ được đưa ra thị trường dự kiến trong khoảng 6 tháng đến một năm tới.
VinFast muốn thu về 150 triệu USD từ bán cổ phần
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.