Chân dung 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội khóa XV

Nhật Hạ Thứ tư, 21/07/2021 - 18:32

Trong 18 thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV, có 14 người tái cử và 4 nhân sự mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Trang thông tin Quốc hội

Giống như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong 4 Phó chủ tịch Quốc hội khóa XV, có 3 người tái cử sau gần 4 tháng được bầu giữ chức vụ này gồm ông Trần Thanh Mẫn, nguyên Bí thư Cần Thơ; ông Nguyễn Đức Hải, nguyên Bí thư Quảng Nam; ông Nguyễn Khắc Định, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật luân chuyển đi làm Bí thư Khánh Hòa. Đây đều từng là người đứng đầu đảng bộ cấp tỉnh.

Chân dung 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội khóa XV
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Ông Trần Thanh Mẫn, sinh năm 1962, quê ở tỉnh Hậu Giang và là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. 

Trước khi giữ cương vị hiện nay, ông Mẫn cũng từng là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên một vị Chủ tịch Mặt trận chuyển sang làm lãnh đạo Quốc hội.

Chân dung 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội khóa XV 1
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Ông Nguyễn Đức Hải sinh năm 1961, quê tỉnh Quảng Nam và là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Sau khi làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam từ năm 2008 – 2015, ông Hải giữ chức Phó chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân sách của Quốc hội.

Chân dung 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội khóa XV 2
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Trong 4 Phó chủ tịch Quốc hội, người ít tuổi nhất là ông Nguyễn Khắc Định, sinh năm 1964, quê tỉnh Thái Bình, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII và từng điều hành Văn phòng Chính phủ năm 2016.

Chân dung 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội khóa XV 3
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương

Thượngtướng Trần Quang Phương, sinh năm 1961, quê Quảng Ngãi, lần đầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội, và là người duy nhất xuất thân từ quân đội. Đây là truyền thống nhiều khóa của Quốc hội khi có một tướng lĩnh phụ trách mảng Quốc phòng - An ninh.

Bên cạnh đó, Quốc hội khóa XV có 11 Chủ nhiệm Ủy ban. Trong đó, có 3 nhân sự mới gồm Thiếu tướng Lê Tấn Tới giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh; ông Nguyễn Phú Cường giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách; ông Y Thanh Hà Niê Kđăm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.

Chân dung 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội khóa XV 4
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới

Thiếu tướng Lê Tấn Tới sinh năm 1969, quê ở Cà Mau và là Ủy viên trung ương Đảng khóa XIII. Từ tháng 3/2016 – 9/2019, ông Tới giữ chức Giám đốc Công an Bạc Liên, sau đó chuyển sang làm Cục trưởng Cục tổ chức cán bộ Bộ Công an. Từ tháng 4/2020 đến nay, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.

Chân dung 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội khóa XV 5
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường

Ông Nguyễn Phú Cường sinh năm 1965, quê tại Hải Dương, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII. Trước khi làm Chủ nhiệm ủy ban Tài chính - Ngân sách, ông Cường từng làm Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương giai đoạn từ 6/2012 – 2016; sau đó chuyển sang giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ tháng 7/2019 đến nay, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Chân dung 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội khóa XV 6
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm

Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, sinh năm 1973, quê ở Đắk Lắk và là Ủy viên trung ương Đảng khóa XII (dự khuyết), XIII. Ông từng giữ chức Bí Thư Thành ủy Buôn Ma Thuột, sau đó làm Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương giai đoạn 2/2019 – 7/2021.

Tám Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn lại tiếp tục được bầu giữ chức vụ như khóa XIV gồm ông Bùi Văn Cường được bầu giữ chức vụ Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Vũ Hải Hà - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại; ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế; ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường; ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội; bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp; ông Hoàng Thanh Tùng - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật.

Riêng hai Ủy viên Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh (Trưởng Ban Công tác Đại biểu khóa XIV) và ông Dương Thanh Bình (Trưởng Ban Dân nguyện khóa XIV) đã được Thường vụ Quốc hội phân công tiếp tục giữ chức vụ hiện tại.

Trong 18 lãnh đạo Quốc hội khóa mới, có hai người dưới 50 tuổi, 15 người từ 50 đến 60 tuổi và một người trên 60 tuổi. Về trình độ chuyên môn, lãnh đạo Quốc hội hiện nay có một Giáo sư (Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ), một Phó giáo sư (ông Nguyễn Đắc Vinh); 5 người là tiến sĩ; 8 thạc sĩ, một kỹ sư và 2 cử nhân.

Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV

Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV

Tiêu điểm -  3 năm
475 đại biểu Quốc hội (100% đại biểu có mặt) chiều nay đã tán thành thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV.
Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV

Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV

Tiêu điểm -  3 năm
475 đại biểu Quốc hội (100% đại biểu có mặt) chiều nay đã tán thành thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV.
Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV

Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV

Tiêu điểm -  3 năm

475 đại biểu Quốc hội (100% đại biểu có mặt) chiều nay đã tán thành thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Tiêu điểm -  3 năm

15 doanh nhân đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Quốc hội phê chuẩn 2 phó thủ tướng và 12 bộ trưởng

Quốc hội phê chuẩn 2 phó thủ tướng và 12 bộ trưởng

Tiêu điểm -  3 năm

Quốc hội sáng nay sẽ phê chuẩn bổ nhiệm 2 tân Phó thủ tướng và 12 Bộ trưởng, trưởng ngành.

Ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Tiêu điểm -  3 năm

473 đại biểu Quốc hội (chiếm 98,54%) tán thành bầu ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Bất động sản -  2 giờ

Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Doanh nghiệp -  15 giờ

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Hồ sơ quản trị -  17 giờ

Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Doanh nghiệp -  19 giờ

Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Tiêu điểm -  20 giờ

Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Leader talk -  20 giờ

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.