Lý giải về việc số đại biểu trúng cử chỉ đạt 99,8% so với dự kiến, tại cuộc họp báo cùng ngày, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trong 500 đại biểu được cử tri cả nước bầu, trong quá trình xem xét, Hội đồng bầu cử quốc gia đã quyết định không xác nhận tư cách của một người trúng cử. Đó là Bí thư tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam, tại đơn vị bầu cử số 1, thuộc tỉnh Bình Dương.
Trong tổng số người trúng cử, có 151 đại biểu là phụ nữ; 89 đại biểu dân tộc thiểu số; 47 đại biểu dưới 40 tuổi; 14 người ngoài Đảng; 203 đại biểu Quốc hội khóa XIV và các khóa khác tái cử; 296 đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội.
Đại biểu do các cơ quan tổ chức trung ương giới thiệu có 194 người trúng cử; địa phương giới thiệu có 301 người; đại biểu tự ứng cử có 4 người. Đại biểu hoạt động chuyên trách ở Trung ương trúng cử là 126 người; hoạt động chuyên trách ở địa phương trúng cử là 67 người.
Trong đó, 17 ủy viên Bộ Chính trị ứng cử Quốc hội khóa mới đều trúng cử, trong đó Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt tỷ lệ 93,23% số phiếu hợp lệ; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (96,65%); Thủ tướng Phạm Minh Chính (98,74%); Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (99,89%)...
Bốn người tự ứng cử thành công gồm ông Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng đại học Kinh tế quốc dân, đạt tỷ lệ 76,7% số phiếu); ông Nguyễn Anh Trí (Chủ tịch Hội Huyết học và truyền máu Việt Nam, 65,09%); ông Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, 58,09%) và bà Khương Thị Mai (Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nhôm Namsung Việt Nam, 72,66%).
Bên cạnh bà Khương Thị Mai, trong danh sách trúng cử đại biểu Quốc hội lần này, còn có 14 doanh nhân khác – đại diện cho các doanh nghiệp khu vực Nhà nước, tư nhân và hiệp hội doanh nghiệp.
Trong đó, hai người có độ tuổi dưới 40 là bà Việt Hà - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tuyên Quang (Agribank Tuyên Quang) và ông Nguyễn Duy Thanh - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cà Mau. Bà Hà cũng là nữ doanh nhân trẻ tuổi nhất trúng cử lần này (36 tuổi).
Các doanh nhân trúng cử còn lại gồm ông Nguyễn Như So – Chủ tịch Tập đoàn Dabaco; Nguyễn quang Huân – Chủ tịch HĐQT CTCP Halcom Việt Nam; Lê Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Phạm Đức Ấn – Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank); Lê Minh Chuẩn – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam; Đỗ Thị Thu Hằng – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp; Trần Thị Hiền – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc CTCP Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nam; Nguyễn Văn Cảnh – Phó giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ - Du lịch Quốc Thắng; ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; Trần Hữu Hậu – Phó tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam; Huỳnh Thành Chung – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Bình Phước; Nguyễn Cao Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình.
Theo đó, đại diện cho khối doanh nghiệp Nhà nước hoặc Nhà nước nắm quyền chi phối đã giảm một nửa so với số trúng cử khoá XIV.
Trình độ đại biểu khóa mới được nâng cao với 392 người trình độ trên đại học (78,55%), trong đó tiến sĩ 144, thạc sĩ 248; đại học 106 (21,24%); dưới đại học một người (0,2%); 12 vị là giáo sư, 20 phó giáo sư.
Bên cạnh đó, đây cũng là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ, tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách đạt 38,6%. Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, cơ cấu Quốc hội khóa XV đã giảm đại biểu kiêm nhiệm làm việc trong các cơ quan hành pháp, tư pháp và tăng tỷ lệ hoạt động chuyên trách.
Trong quá trình hoạt động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ điều chỉnh để bảo đảm tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách đạt 40%.
Sau khi công bố kết quả bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia, ủy ban bầu cử các cấp tiếp tục tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử và giải quyết trong vòng 30 ngày để có cơ sở trước khi công bố xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội trúng cử.
Hội đồng sẽ họp phiên thứ 8 dự kiến ngày 12/7 tới để xem xét kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), đồng thời xem xét thông qua nghị quyết về xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV, làm thủ tục cấp thẻ đại biểu và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất (dự kiến khai mạc ngày 20/7).
Một số nơi đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, có mức cực đoan gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là “không chấp nhận mô hình tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”, tăng trưởng kinh tế phải hài hòa với mục tiêu bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu cũng như các mục tiêu phát triển bền vững khác.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.