Leader talk

Châu Âu đề xuất giảm yêu cầu bền vững, doanh nghiệp Việt dễ thở hơn?

Luật sư Trương Tử Long, GREEN IN - 28/02/2025 12:01 (GMT+7)

Khi phạm vi điều chỉnh của các quy định liên quan đến phát triển bền vững thu hẹp lại, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chịu tác động cũng ít đi.

Ủy ban châu Âu ngày 26/2 mới đây đã công bố đề xuất có tên Omnibus, trong đó bao gồm hàng loạt đề xuất sửa đổi các quy định liên quan tới phát triển bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp.

Omnibus được đưa ra trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cho rằng, các quy định trong hàng loạt chính sách như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Chỉ thị Báo cáo tính bền vững (CSRD), Chỉ thị Thẩm định tính bền vững của Doanh nghiệp (CSDDD) hay các tiêu chí phân loại hoạt động bền vững (EU Taxonomy) quá phức tạp và gây khó khăn trong quá trình thực thi, tạo ra nhiều rào cản khiến gia tăng thời gian và chi phí không đáng có.

Những thay đổi chính

Ủy ban châu Âu mới đây đề xuất điều chỉnh nhiều vấn đề trong các quy định trên.

Đối với CSRD và EU Taxonomy, đề xuất loại bỏ khoảng 80% công ty khỏi phạm vi ảnh hưởng CSRD, chỉ còn lại những công ty lớn – được xem là những công ty có khả năng tác động lớn nhất đến con người và môi trường. 

Cùng với đó, đề xuất đảm bảo rằng yêu cầu báo cáo ESG đối với các công ty lớn không gây gánh nặng cho các công ty nhỏ trong chuỗi cung ứng. 

Ngoài ra, đề xuất hoãn yêu cầu báo cáo cho các công ty trong phạm vi CSRD thêm hai năm (đến năm 2028) đối với các công ty phải báo cáo từ năm 2026 hoặc 2027.

Ủy ban châu Âu cũng khuyến nghị giảm gánh nặng báo cáo của EU Taxonomy và giới hạn phạm vi đối với công ty lớn (phạm vi tương ứng với CSDDD), đồng thời, cho phép các công ty lớn khác trong phạm vi CSRD trong tương lai có thể báo cáo tự nguyện. Điều này dự kiến sẽ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho các công ty nhỏ.

Đối với CSDDD, Ủy ban châu Âu khuyến nghị, giảm gánh nặng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị; giảm tần suất đánh giá định kỳ và giám sát đối tác từ hàng năm xuống 5 năm. 

Tổ chức này đề xuất hoãn thi hành quy định này tới tháng 7/2028.

Đối với CBAM, theo đề xuất, các nhà nhập khẩu nhỏ (nhập khoảng dưới 50 tấn/năm) sẽ được miễn nghĩa vụ. Dự kiến số lượng nhà nhập khẩu được miễn khoảng 182.000 nhà nhập khẩu (tương đương 90%), trong khi vẫn bao phủ hơn 99% lượng phát thải trong phạm vi áp dụng.  

Ngoài ra, đơn giản hóa các quy định đối với các công ty vẫn thuộc phạm vi CBAM về khai báo CBAM, bao gồm tính toán phát thải tích hợp trong sản phẩm và yêu cầu báo cáo.

Nhiều quy định về bền vững của EU quá phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi. Ảnh: Hoàng Anh

Cần lưu ý rằng, đây chỉ là một đề xuất luật pháp mà chưa phải đạo luật/chỉ thị có hiệu lực pháp luật ngay. Điều này có nghĩa là những nội dung trong đề xuất sẽ phải trải qua tiến trình lập pháp trước khi chính thức có hiệu lực. Việc Ủy ban Châu Âu công bố đề xuất điều chỉnh mới là bước đầu tiên trong quá trình lập pháp tốn nhiều thời gian. 

Sau khi đệ trình sửa đổi của Ủy ban được đưa ra, Nghị viện và Hội đồng châu Âu sẽ xem xét, thảo luận và tiến hành các cuộc tham vấn với các bên liên quan trước khi phê duyệt. 

Một dự luật chỉ được thông qua nếu nhận được đa số tại Nghị viện, tức có hơn một nửa số nghị sỹ chấp thuận. Sau đó, tại Hội đồng châu Âu, một đề xuất sẽ được thông qua nếu có ít nhất 55% các quốc gia thành viên (15 trong số 27) và đại diện cho ít nhất 65% dân số EU bỏ phiếu ủng hộ.

Trong quá khứ, Chỉ thị CSRD đã mất 21 tháng để hoàn tất các tiến trình từ khi được Ủy ban đề xuất, CSDDD mất 26 tháng và EU Taxonomy mất 25 tháng.

Do gói Omnibus ảnh hưởng đến các quy định đã có hiệu lực, nên đề xuất này cần trải qua các cuộc đàm phán rộng rãi tại Nghị viện Châu Âu, Hội đồng EU, cũng như các cuộc tham vấn với các cơ quan như Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các nghị viện quốc gia. 

Vì thế, dự kiến, quyết định cuối cùng đối với gói đề xuất chính sách Omnibus có thể sẽ không sẵn sàng cho tới trước năm 2027. Sau đó, các quốc gia thành viên vẫn cần 1 – 2 năm để chuyển các thay đổi thành luật quốc gia.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần làm gì?

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và doanh nghiệp Việt là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhìn chung, với những quy định trước kia, doanh nghiệp xuất khẩu phải cung cấp các thông tin ESG như phát thải khí nhà kính, điều kiện lao động… cho các đối tác tại EU.

Đơn cử, một doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam được yêu cầu cần khai báo phát thải khí nhà kính theo CBAM, trong đó, khó khăn nhất là thu thập dữ liệu của các đối tác trong chuỗi giá trị, bởi lẽ quy định này buộc phải khai báo phát thải của cả nguyên liệu đầu vào để làm ra hàng hóa đó.

Đây cũng là khó khăn chung khi hiện nay, có khá ít doanh nghiệp tại Việt Nam kiểm kê khí nhà kính. Hơn thế nữa, phương pháp luận tính toán phát thải theo CBAM tương đối khác so với quy định và hướng dẫn của Việt Nam cũng khiến nhân sự trong các doanh nghiệp lúng túng.

Khi phạm vi điều chỉnh của các chính sách được thu hẹp lại, chỉ còn tập trung vào các doanh nghiệp lớn tại EU thì cũng đồng nghĩa rằng, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam chịu tác động cũng ít đi.

Ủy ban châu Âu cũng nêu khá rõ rằng, chính sách sau điều chỉnh sẽ không tạo thêm gánh nặng cho các công ty nhỏ trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp EU. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ “dễ thở hơn” vì được giảm bớt gánh nặng.

Lạm phát cao, tăng trưởng chậm tại EU cùng gánh nặng phải tuân thủ chính sách phát triển bền vững khiến cho doanh nghiệp EU phản kháng mạnh mẽ. Đó là tác nhân chính khiến Ủy ban châu Âu đề xuất thu hẹp phạm vi và lùi thời hạn thực thi của các chính sách.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các chính sách bền vững vốn là các rào cản kỹ thuật hữu hiệu mà EU dùng để ngăn hàng hóa giá rẻ từ bên ngoài xâm nhập ồ ạt vào EU. Do vậy, trong dài hạn, khối này vẫn sẽ duy trì công cụ này để vừa đạt được mục tiêu khí hậu, qua đó, gián tiếp bảo hộ hàng hóa nội địa.

Trong khi đó, quan điểm bài trừ các mục tiêu khí hậu, phát triển xanh của chính quyền Tổng thống Donald Trump tác động khá lớn tới xu hướng phát triển bền vững trên thế giới. Nhưng xu hướng này cũng rất phân hóa trong nội tại nước Mỹ, điển hình là tại 21 bang của Đảng Dân chủ, các thống đốc đã thành lập liên minh khí hậu và cam kết vẫn theo đuổi các cam kết khí hậu của riêng mình.

Với bối cảnh như vậy, xu hướng phát triển xanh, bền vững có thể bị chậm lại đôi chút trong ngắn hạn, ít nhất cho tới khi hết nhiệm kỳ của Tổng thống Donal Trump. 

Tuy nhiên, trong dài hạn, đây vẫn là một xu hướng gần như không thể đảo ngược. Do vậy, doanh nghiệp nên nhìn nhận chuyển đổi xanh, phát triển bền vững như là một vũ khí lợi hại để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, thay vì coi nó như một nghĩa vụ phải tuân thủ để nghĩ cách luồn lách trong ngắn hạn.

*Bài viết thể hiện quan điểm của Luật sư Trương Tử Long, Chuyên gia về chính sách phát triển bền vững tại Công ty Cổ phần Sáng tạo Xanh Việt Nam (GREEN IN).

Đây là doanh nghiệp xã hội tư vấn chuyển đổi xanh tại Việt Nam và Đông Nam Á, mang tới các giải pháp chuyển đổi xanh đột phá tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu và hợp tác tạo tác động bền vững cho xã hội.

Ý kiến ( 0)
Hướng dẫn xây dựng chuỗi cung ứng xanh cho doanh nghiệp

Hướng dẫn xây dựng chuỗi cung ứng xanh cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  3 tuần

Khám phá cách xây dựng chuỗi cung ứng xanh với hướng dẫn toàn diện từ quản trị rủi ro đến quản lý các bên liên quan, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Trách nhiệm Hội đồng quản trị: Chìa khoá cho sự phát triển bền vững

Trách nhiệm Hội đồng quản trị: Chìa khoá cho sự phát triển bền vững

Sổ tay quản trị -  5 tháng

Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, vai trò của hội đồng quản trị không chỉ dừng lại ở việc phê duyệt các kế hoạch kinh doanh hay đánh giá hiệu suất hàng quý.

Phát triển bền vững thông qua tăng cường hợp tác đa phương

Phát triển bền vững thông qua tăng cường hợp tác đa phương

Sổ tay quản trị -  5 tháng

Việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với các bên có quyền lợi liên quan là yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  2 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  30 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  4 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.