Chìa khóa để nông sản Việt 'đi được đường xa, ra được chợ lớn'

Quỳnh Chi Thứ ba, 12/06/2018 - 14:27

Theo các chuyên gia, cần đưa ra các giải pháp chấm dứt việc giải cứu nông sản như hiện nay vì câu chuyện này sẽ chỉ làm giảm giá trị của nông sản Việt đồng thời mang lại nguồn thiệt lớn cho người nông dân.

Công đoạn đóng hộp dưa chuột bao tử

Nông nghiệp Việt Nam đang gặt hái được nhiều kết quả tích cực, hiện nông sản Việt đang được xuất khẩu đến 180 nước trên thế giới và luôn nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất.

Tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 15,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 8,25 tỷ USD, tăng 9,6%. Riêng xuất khẩu rau quả đạt 1,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tuy nhiên, nông sản Việt cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là thực trạng được mùa mất giá, sản phẩm nông nghiệp mất an toàn vệ sin, hay sản xuất thiếu kế hoạch, cung vượt cầu, dẫn đến thực trạng liên tục phải giải cứu nông sản.

Ông Trần Thanh Hải, Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Central Group cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2016, Việt Nam có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về, với lý do không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và tồn dư kháng sinh. 

Hiện nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp trên thế giới đã có những bước tiến rất dài, mang lại hiệu suất canh tác cao như công nghệ sinh học, tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, chế biến,..

Tuy nhiên, đa phần nông dân Việt hiện nay rất ngại thay đổi và vẫn trung thành với lối canh tác truyền thống, họ ngại rủi ro và cơ hội thì hạn chế do quy mô đầu tư nhỏ. Canh tác nông nghiệp thường để phụ thuộc vào thời tiết, vào thị trường mà không làm chủ trên phương pháp canh tác hay ứng dụng khoa học kỹ thuật để quản lý. 

Cũng do quy mô đầu tư nhỏ nên nông dân thường không có cơ hội đầu tư máy móc, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất canh tác. Do đó, hiện nay 90% nông sản Việt vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị không cao so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác trong khu vực. 

Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng, với tỉ lệ này, rõ ràng, giá trị gia tăng hàng nông sản của Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức thấp.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, chỉ có một giải pháp duy nhất để nâng cao giá trị cũng như giải quyết bài toán "giải cứu nông sản" là phải tiến hành chế biến, có như vậy thì những vấn đề như bị sâu bệnh hay thời vụ ngắn không còn là trở ngại để nâng cao giá trị.

Tuy nhiên ông Toản nhận định, khâu chế biến nông sản tại Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn bởi lẽ từ trước đến nay chúng ta chỉ mới tập trung vào khâu sản xuất. Đứng trước áp lực của thị trường hiện nay, nếu chỉ xuất khẩu sản phẩm tươi thì thời gian bảo quản thấp do đó cần tập trung vào khâu chế biến với 2 mức là chế biến tinh và sâu và thứ hai là sơ chế và bảo quản.

Đối với công tác chế biến tinh và sâu, ông Toản cho biết, năm nay sẽ có khoảng 8 đến 10 nhà máy chế biến được khởi công và đi vào hoạt động sẽ giúp tăng năng lực chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản theo chu kỳ thu hoạch ngắn như vải, su hào, bắp cải...

Trong đó, các nhà máy chế biến rau quả sẽ có tổng vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng; riêng về chăn nuôi sẽ có vốn đầu tư khoảng 4.900 tỷ đồng, hiện nay, các nhà máy đang đảm bảo tiến độ để hình thành nền công nghiệp chế biến tinh và sâu tại Việt Nam.

Ở phân khúc thứ hai là sơ chế và bảo quản, ông Toản cho rằng cần phải làm tốt ở quy mô hợp tác xã, các hộ nông dân; phải sơ chế, bảo quản ở các vùng nguyên liệu thì sản phẩm của bà con nông dân mới “đi được đường xa, ra được chợ lớn”, không chỉ tới thị trường Trung Quốc mà còn các thị trường lớn khác như Nhật Bản, các nước ASEAN, châu Âu...

Tuy nhiên để có thể làm được điều này, các chuyên gia nhận định điểm mấu chốt tiếp theo là cần tìm hiểu và nắm rõ nhu cầu của thị trường. Theo đó, điều mà thị trường cần ở các sản phẩm nông nghiệp hiện nay là các sản phẩm phải chuẩn, minh bạch và có thể truy xuất được nguồn gốc mọi lúc mọi nơi và bất biến.

Chẳng hạn Trung Quốc là một thị trường nằm ngay cạnh Việt Nam với quy mô hết sức rộng lớn, đối với xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam, thị trường này chiếm tỷ trọng lên tới 74%. Tuy nhiên, yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều trong thời gian qua, không còn là một thị trường dễ tính.

Theo ông Toản, cần tổ chức diễn đàn quốc tế về chế biến, nhằm thu hút sự tham gia sâu rộng của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, hiệp hội, đặc biệt là cộng đồng quốc tế tham gia vào chuỗi chế biến; đặc biệt nhấn mạnh vấn đề áp dụng công nghệ trong công tác chế biến nông sản.

Để thực hiện tốt việc chế biến nông sản, bà Hạnh khuyến nghị các doanh nghiệp cần phải chú trọng hai vấn đề chính là nghiên cứu thị trường và nghiên cứu sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thường sai ngay từ bước đầu khi đặt bài toán để nghiên cứu, và khi có kết quả cũng không biết phải phân tích sử dụng như thế nào.

Bên cạnh đó, bà cho rằng các doanh nghiệp cần tổ chức những nhóm chuyên gia trẻ đi tất cả các hội chợ uy tín trên thế giới để học "túi khôn" của thiên hạ.

Ngoài việc hỗ trợ, các chuyên gia còn cho rằng chính người nông dân cũng cần phải thực hiện đúng trách nhiệm trong việc phục vụ các tiêu chuẩn đã đặt ra, từ khâu phân bón, chăm sóc cũng như các quy trình kỹ thuật khác; chủ động tìm tòi các kiến thức về tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm và nhận định thị trường.

Ngoài ra, cần có sự liên kết, hợp tác chuyên nghiệp hơn giữa doanh nghiệp và bà con nông dân, đặc biệt trong vấn đề bao tiêu sản phẩm có tính chất mùa vụ để đảm bảo một đầu ra ổn định hơn.

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Doanh nghiệp -  6 năm
Sau 10 năm du học và làm việc ở trời Âu, cô gái trẻ Tyna Giang với giấc mơ “tìm kiếm sự hòa hợp vĩnh hằng giữa con người và thiên nhiên” đã quyết định trở về Việt Nam làm nông nghiệp hữu cơ ở tuổi 33.
Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Doanh nghiệp -  6 năm
Sau 10 năm du học và làm việc ở trời Âu, cô gái trẻ Tyna Giang với giấc mơ “tìm kiếm sự hòa hợp vĩnh hằng giữa con người và thiên nhiên” đã quyết định trở về Việt Nam làm nông nghiệp hữu cơ ở tuổi 33.
Gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt

Gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, những bất cập trong khâu chế biến, tổ chức còn nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết là những rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Doanh nghiệp -  6 năm

Sau 10 năm du học và làm việc ở trời Âu, cô gái trẻ Tyna Giang với giấc mơ “tìm kiếm sự hòa hợp vĩnh hằng giữa con người và thiên nhiên” đã quyết định trở về Việt Nam làm nông nghiệp hữu cơ ở tuổi 33.

Khách Tây thích cưỡi trâu, cấy lúa và sức hút của du lịch nông nghiệp

Khách Tây thích cưỡi trâu, cấy lúa và sức hút của du lịch nông nghiệp

Leader talk -  6 năm

Du lịch nông nghiệp là một thị trường ngách mà Việt Nam có rất nhiều tài nguyên để có thể cung cấp những sản phẩm tốt cho cả người Việt Nam và du khách nước ngoài.

Biến nông nghiệp thành cỗ máy kiếm tiền cho du lịch Việt Nam

Biến nông nghiệp thành cỗ máy kiếm tiền cho du lịch Việt Nam

Leader talk -  6 năm

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, 70% là nông dân, vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn, kết hợp với du lịch là con đường xóa đói giảm nghèo nhanh nhất, tạo ra một cuộc sống tốt, chất lượng cao, văn hóa, văn minh, đời sống ổn định, bền vững và hạnh phúc.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  1 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  2 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  2 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  3 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực