Leader talk

Chiến lược đột phá cho du lịch Quảng Nam

Nguyễn Sơn Thuỷ* Thứ bảy, 08/08/2020 - 11:27

Dịch bệnh Covid-19 là thời điểm thích hợp để đánh giá, cơ cấu lại ngành du lịch Quảng Nam, với hy vọng đội ngũ lãnh đạo mới sẽ tạo ra những bước đột phá cho du lịch tỉnh nhà.

Chiến lược đột phá cho du lịch Quảng Nam
Khách nước ngoài trải nghiệm đánh bắt cá trên sông ở Hội An

Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi không đề cập đến tình trạng khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra vì đây là cuộc khủng hoảng "vô tiền khoáng hậu" mà trong lịch sử chưa bao giờ xảy ra tại Việt Nam và thế giới. Đây là một khủng hoảng kinh tế du lịch không dự đoán được, vì vậy nó được xem như "một thảm họa" mà không ai hình dung và đánh giá hết ảnh hưởng của nó.

Tuy nhiên, dù là thảm họa gì đi nữa (động đất, sống thần, chiến tranh hay dịch bệnh) thì cũng sẽ trôi qua, con người sẽ chiến thắng và mọi thứ sẽ phục hồi lại theo qui luật phát triển của nó. Tôi kỳ vọng dịch sẽ được dập tắt cuối năm nay khi có vacxin mới triển khai trên thế giới và Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam sẽ làm lại từ đầu tính từ năm 2021.

Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Quảng Nam phải làm gì để sau khi nền kinh tế du lịch phục hồi trở lại và tăng trưởng theo đúng mục tiêu mong đợi đến năm 2025 – 2030? Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta đánh giá, cơ cấu lại ngành du lịch Quảng Nam, đồng thời cũng là thời điểm trước Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIII, hy vọng với đội ngũ lãnh đạo mới, trẻ kế thừa sẽ tạo ra những đột phá mới cho du lịch tỉnh nhà.

Mở rộng không gian điểm đến

Trong hai thập niên qua, kể từ khi UNESSCO công nhận hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn tại Quảng Nam được công nhận thì điểm đến du lịch Quảng Nam được biết đến rất nhiều, rộng rãi trong nước và thế giới. Nhiều năm liên tiếp, du lịch Quảng Nam luôn tạo ra nhiều sự kiện văn hóa, sáng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách nhiều hơn, đáp ứng sự đa dạng và nhu cầu luôn chuyển dịch của du khách, đạt hơn 5 triệu lượt khách trong năm 2019.

Tuy nhiên, có một thực tế phải nhìn nhận rằng du lịch Quảng Nam chỉ phát triển mạnh mẽ, tập trung nhất tại vùng di sản Hội An và Mỹ Sơn. Còn các khu vực còn lại, mặc dù có không gian rộng lớn và tiềm năng nhưng du lịch phát triển rất èo uột. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là giao thông chưa thuận lợi và sự kết nối giữa các điểm vùng lân cận với trung tâm du lịch chưa thông suốt. Chính đều này vô tình tạo ra sự ngộ nhận của du khách du lịch thế giới và nội địa chỉ biết về du lịch Quảng Nam thông qua phố cổ Hội An và đền tháp Mỹ Sơn.

Tóm lại, khách du lịch chỉ biết đến Quảng Nam là chỉ có di sản hoặc biển. Trong khi đó, Quảng Nam có rất nhiều tài nguyên du lịch như đồng bằng, miền núi, biển, hải đảo... chưa được khai thác và phục vụ khách du lịch. Điều này cũng giống như thương hiệu của các địa phương khác chưa định vị rõ điểm đến Du lịch rõ nét trong tiềm thức du khách khi đi du lịch.

Ví dụ, khách quốc tế chỉ biết Sapa hơn là Lào Cai; biết Nha Trang hơn là Khánh Hòa; biết Mũi Né hơn là Phan Thiết; hay chỉ biết Hạ Long, Yên Tử nhiều hơn là Quảng Ninh. Đây là thực trạng của ngành du lịch Việt Nam trong việc định vị tên gọi điểm đến. Nó rất quan trọng và ảnh hưởng hiệu quả đến công tác xúc tiến du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch tại từng điểm đến.

Chiến lược đột phá cho du lịch Quảng Nam 1
Tác giả Nguyễn Sơn Thuỷ, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, Giám đốc Công ty Du Lịch Duy Nhất Đông Dương

Vì vậy, trong giai đoạn đến, với điều kiện giao thông Quảng Nam được mở rộng và thông suốt như hiện nay, đồng thời áp dụng các công nghệ số, tiếp thị số rộng rãi, ngành du lịch Quảng Nam bắt đầu thúc đẩy việc mở rộng không gian du lịch tại các địa phương khác trong tỉnh. Làm được như vậy một mặt tạo điều kiện cho các địa phương khác phát triển du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch Quảng Nam và đặc biệt định vị rõ du lịch Quảng Nam sâu sắc trong tâm trí của du khách.

Xây dựng sản phẩm du lịch tại từng cụm điểm đến

Quảng Nam là một trong vài địa phương có nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi trong nước. Du lịch Quảng Nam có nhiều tài nguyên du lịch phong phú để đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà không bị lặp lại, tạo ra lợi thế cạnh tranh cao giữa các huyện, thành phố trong tỉnh. Nếu phân theo địa lý hành chính thì nên phân theo các cụm điểm đến, từ đó xây dựng lên các chuỗi dịch vụ đặc thù, tạo sự khác biệt và độc đáo trong từng vùng.

Cụm 1 là trung tâm du lịch Hội An và Mỹ Sơn và đây hiện là trung tâm du lịch lớn của tỉnh. Hai địa danh này chắc chắn sẽ là điểm không thể thiếu trong hành trình của mỗi du khách đến du lịch Quảng Nam. Nơi đây hiện tại có quá nhiều các sản phẩm du lịch và tiếp tục duy trì, phát huy tốt giá trị của nó.

Cụm 2 là vệt ruộng lúa đồng bằng Điện Bàn, Duy Xuyên và Thăng Bình. Đây là đại phương có nhiều diện tích ruộng lúa rất đẹp và bao la, tạo ra những cánh đồng bất tận và cuốn hút tầm nhìn. Chính tài nguyên du lịch nông nghiệp này sẽ được khuyến khích phát triển du lịch nông trại, du lịch nông nghiệp, trang trại, hệ thống nhà vườn rau hữu cơ.

Cụm 3 là vệt biển dài 80 km chạy dài từ Điện Bàn đến Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành đang phát huy tiềm năng về du lịch biển, nghĩ dưỡng sang trọng. Tuy nhiên, tôi nhận thấy khu vực này sẽ là cơ hội để chúng ta tranh thủ chủ trương của Thủ tướng về phát triển kinh tế đêm (Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020). Vị trí xây dựng khu vực kinh tế đêm sẽ rất tiềm năng tại biển Viêm Đông, Thống Nhất tại Điện Bàn; biển An Bàng tại Hội An; biển Cửa Khe tại Thăng Bình; biển Tam Thanh tại Núi Thành.

Hiện nay, Quảng Nam đang có lợi thế là có casino (khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài) tại Nam Hội An và cụm du lịch ẩm thực đêm tại An Bàng. Đây sẽ tiền đề góp phần phát triển kinh tế đêm. Sản phẩm du lịch kinh tế đêm sẽ góp phần làm phong phú du lịch Quảng Nam trong thời gian đến.

Cụm 4 là văn hóa núi rừng miền núi phía Tây bao gồm các tỉnh Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang. Sản phẩm du lịch núi rừng, văn hóa bản địa nơi đây có đặc thù rất riêng với các vùng khác trong cả nước, phù hợp cho phát triển du lịch thể thao, marathon miền núi, leo núi, văn hóa đồng bào dân tộc. Nơi đây đã có vài doanh nghiệp đầu tư triển khai dự án nhiều năm tuy nhiên chưa đủ mạnh, cần sự hỗ trợ của tỉnh nhiều hơn về cơ chế thu hút đầu tư vào khu vực này.

Cụm 5 là Tam Kỳ - Núi Thành - Tiên Phước - Phú Ninh. Cụm địa phương này rất phù hợp để phát triển các dòng sản phẩm du lịch thiên nhiên, sinh thái. Đặc biệt đây là tuyến điểm quan trọng cho du lịch tàu biển quốc tế cập cảng Chu Lai, Kỳ Hà và cảng sân bay Chu Lai nâng cấp khai thác trực tiếp đường bay quốc tế. Việc này đòi hỏi sự quyết tâm cao của chính quyền tỉnh Quảng Nam trong nhiệm kỳ đến.

Chiến lược đột phá cho du lịch Quảng Nam 2
Vùng miền núi Tây Giang có cảnh quan và văn hoá đặc sắc nhưng du lịch vẫn chưa phát triển

Định vị Quảng Nam là Điểm Đến Du Lịch Xanh, Bền Vững

Trong bối cảnh thiên nhiên thế giới đang cạn kiệt, tình hình thiên tai địch họa ngày càng nghiêm trọng trên trái đất, Việt Nam cũng không nằm trong bối cảnh chung đó. Đồng thời, với điều kiện sản phẩm du lịch Quảng Nam được định hướng xây dựng trên các tiêu chí bền vững, xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn. Mục tiêu lâu dài cũng ngành du lịch Quảng Nam sẽ phát triển du lịch toàn diện, rộng rãi tại các địa phương trong tỉnh. Vì vậy, với các yêu cầu trên, du lịch Quảng Nam có thể xác định và nhất quán xây dựng Điểm Đến Du Lịch Xanh, Bền Vững. Đây sẽ là khẩu hiệu mạnh mẽ, ấn tượng và nhất quán trong giai đoạn chiến lược đến; và sẽ là thông điệp lớn, gây ảnh hưởng đến du khách trong và ngoài nước về điểm đến du lịch Quảng Nam.

Chúng ta quan sát tại con đường di sản Miền Trung thì sẽ thấy chiến lược phát triển du lịch tại các địa phương láng giềng như thành phố Huế xây dựng thương hiệu điểm đến "Kinh Đô Áo Dài & Ẩm Thực thế giới." Đà Nẵng là điểm đến du lịch "Trung tâm Sự kiện và vui chơi giải trí thế giới ". Giáp phía Nam, du lịch tỉnh Quảng Ngãi còn manh mún, hạn chế, chưa định vị thương hiệu rõ ràng.

Vì vậy, Quảng Nam với lợi thế của mình, điều kiện tài nguyên sẵn sàng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch vững vàng, cần nhanh chóng tiên phong xây dựng, định vị Điểm Đến Du lịch Xanh, Bền Vững như là một kim chỉ nam chiến lược, để phát triển lâu dài.

Nếu xác định được tiêu chí này, ngành du lịch Quảng Nam sẽ tạo điều kiện kéo giãn không gian du lịch, giảm bớt áp lực lên các di sản văn hóa thế giới, tạo động lực cho các địa phương khác phát triển, tạo cơ hội việc làm cho người dân, người dân sẽ là chủ thể của điểm đến du lịch trong tỉnh. Du lịch sẽ dần dần khẳng định một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn cho tỉnh sau ngành sản xuất ô tô và bia - nước ngọt.

Du lịch Xanh, Bền Vững không chỉ bảo tồn được giá trị tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, bảo tồn giá trị di sản thế giới, mà nó quan trọng hơn nữa là bảo tồn chính làng quê, điều kiện sống, không khí hít thở hằng ngày của người dân tại địa phương.

Chủ động khai thác khách du lịch nội địa và quốc tế trực tiếp đến Quảng Nam

Mặc dù Quảng Nam thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế đến địa phương nhưng lượng khách đến trực tiếp vẫn thông qua cửa ngõ sân bay Đà Nẵng và Huế. Trong khi Quảng Nam có sân bay, cảng biển, cửa khẩu, đường sắt, trực đường giao thông cao tốc Bắc Nam nhưng lương khách đến trực tiếp vẫn còn hạn chế..

Du lịch tàu biển: Gần đây, chúng tôi đã khảo sát các tuyến điểm du lịch đường biển tại phía Nam thuộc các điểm du lịch Cụm 3 đầy tiềm năng và có thể sẵn sàng khai thác du lịch tàu biển quốc tế trong vòng hai năm đến nếu chính quyền và cảng vụ xin giấy phép đón tàu quốc tế có chiều dài 172 mét. Đây là nguồn khách lớn bổ sung vào lượng khách du lịch quốc tế có chất lượng cao vào du lịch Quảng Nam. Đặc biệt làm hồi sinh các tuyến điểm du lịch tại Cụm 3 này.

Đường bay quốc tế: Sân bay Chu Lai là một cửa ngõ lớn chưa đựơc nâng cấp và khai thác đường bay quốc tế từ nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. Trong điều kiện sân bay quốc tế Đà Nẵng đang quá tải, sân bay Chu Lai sẽ là lựa chọn thứ hai để điều tiết các đường bay quốc tế vào các thời gian cao điểm như mùa cao điểm du lịch quốc tế, quốc nội, Tết Dương Lịch và Âm lịch; hoặc các chuyến bay thuê chuyến trực tiếp từ các nước khu vực đến Quảng Nam.

Du lịch caravan qua cửa khẩu Đắc Ốc, Nam Giang và Tây Giang. Nếu các cửa khẩu quốc tế này được nâng cấp, lượng khách đi du lịch đường bộ từ các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Cambodia, Lào sẽ du lịch rất nhiều bằng các loại xe buýt và ô tô tự lái. Đây cũng là tuyến đường thuận lợi, làm ngắn lại cung đường du lịch caravan cho các đoàn đi du lịch xuyên Đông Nam Á.

Cao tốc Bắc -Nam: Trục đường giao thông Bắc Nam, đã quá thuận lợi cho việc khách thác khách du lịch hai đầu đất nước.

Tài nguyên thiên nhiên đang là thứ xa xỉ trong du lịch, nhưng bị các doanh nghiệp khai thác rẻ mạt, bán cho thị trường khách đại trà, tàn phá thiên nhiên.

Tất cả các tuyến đường giao thông bên trên nếu được nâng cấp lên thành các của ngõ quốc tế thì ngành du lịch Quảng Nam mới mạnh dạn, tự tin nhận mục tiêu đến năm 2025 đón 12 triệu lượt khách và 2030 đón 14 triệu lượt khách.

Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch, phân khúc cao cấp.

Du lịch Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi quá lớn, tài nguyên thiên nhiên đang là thứ xa xỉ trong du lịch, nhưng bị các doanh nghiệp khai thác rẻ mạt, bán cho thị trường khách đại trà, tàn phá thiên nhiên. Họ chưa đề cao giá trị của sản phẩm du lịch thiên nhiên, chưa trao chút sản phẩm sáng tạo, khai thác thị trường phân khúc cao cấp. Việc này cần định hướng mạnh mẽ từ các cấp chính quyền quản lý du lịch, nên hoạch định rõ tiêu chí sản phẩm du lịch cho thị trường cao cấp, MICE khi cấp phép đầu tư.

Vé tham quan tại các di sản Hội An và Mỹ Sơn cũng khá thấp so với các điểm tham quan khác trong vùng như vé tham quan vào Angkor Wat tại Camphuchia là 850 ngàn đồng (gần 37USD), Hoàng Cung Thái Lan tại Băngkok 375 ngàn đồng/người ( gần 500 bath ) và Hạ Long 300 ngàn đồng/người.

Xúc tiến du lịch thời đại số

Từ khi ngành du lịch Quảng Nam được hình thành đến nay, điểm đến Quảng Nam gắn chặt với thương hiệu di sản thế giới Hội An và Mỹ Sơn trong thời gian dài nên công tác xúc tiến du lịch được lan tỏa rất mạnh mẽ ra khu vực và thế giới, tạo lợi thế quá lớn cho công tác xúc tiến du lịch địa phương khi lan tỏa hiệu ứng “hữu xạ tự nhiên hương " mà không cần đầu tư quá nhiều vào công tác xúc tiến du lịch.

Tuy nhiên, đó cũng tạo ra mặt trái của điểm đến, khi chúng ta không chủ động giới thiệu sản phẩm du lịch mới, mở rộng không gian du lịch, chủ động khai thác thị trường mục tiêu, nhằm cân bằng cơ cấu thị trường khách bền vững.

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, một địa điểm du lịch nổi tiếng hơn 20 năm qua, nhưng cho đến thời điểm này, chúng tôi nhận thấy chưa có một công cụ tiếp thị số nào đạt hiệu ứng cao trên mạng. Chưa có một trang fanpage du lịch Quảng Nam chính thống nào đạt "tích xanh" của Facebook, chưa có trang quảng bá du lịch bằng video clip nào đạt "nút bạc, nút vàng" của youtube. Chưa kể, hầu như không có trang quảng bá du lịch Quảng Nam nào chính thống trên các kênh Instragram, Linkined, Tiktok... Công tác đầu tư nhân sự làm xúc tiến du lịch và ngân sách tiếp thị điểm đến còn rất hạn chế trong thời gian qua.

Với nhận thức rằng du lịch là ngành mũi nhọn cho kinh tế địa phương, chúng tôi kỳ vọng các cấp chính quyền tỉnh, Sở Du lịch Quảng Nam nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, toàn diện điều kiện thực tiễn tại địa phương, xu hướng du lịch thế giới, để có những sách lược hiệu quả, đạt được kỳ vọng như mong muốn.

*Bài viết thể hiện quan điểm tác giả Nguyễn Sơn Thuỷ, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, Giám đốc Công ty Du Lịch Duy Nhất Đông Dương. 

Cách nào để xoá tư tưởng 'Hội An là Đà Nẵng + 1'

Cách nào để xoá tư tưởng 'Hội An là Đà Nẵng + 1'

Tiêu điểm -  4 năm
Hội An hội tủ đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một trung tâm du lịch cạnh tranh sòng phẳng với Đà Nẵng.
Cách nào để xoá tư tưởng 'Hội An là Đà Nẵng + 1'

Cách nào để xoá tư tưởng 'Hội An là Đà Nẵng + 1'

Tiêu điểm -  4 năm
Hội An hội tủ đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một trung tâm du lịch cạnh tranh sòng phẳng với Đà Nẵng.
Du lịch Quảng Nam quyết hút khách nội địa

Du lịch Quảng Nam quyết hút khách nội địa

Tiêu điểm -  4 năm

Với du lịch Quảng Nam, tái cơ cấu thị trường và sản phẩm, xem xét lại các chuỗi cung ứng và vấn đề sử dụng tài nguyên bền vững… là những giải pháp cấp bách để phục hồi, phát triển sau dịch bệnh.

Hội An lúng túng kích cầu du lịch nội địa

Hội An lúng túng kích cầu du lịch nội địa

Tiêu điểm -  4 năm

Do những đặc thù riêng về đối tượng khách du lịch chủ yếu hướng đến người nước ngoài, Hội An đang loay hoay trong bài toán kích cầu khách du lịch nội địa hậu Covid-19.

Nỗi giằng xé trong phục hồi du lịch Hội An mùa đại dịch

Nỗi giằng xé trong phục hồi du lịch Hội An mùa đại dịch

Tiêu điểm -  4 năm

Các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm vàng để tái thiết ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng theo hướng bền vững, nhưng để làm được là điều không dễ.

Du lịch Hội An đang thiếu 'nhạc trưởng'

Du lịch Hội An đang thiếu 'nhạc trưởng'

Leader talk -  4 năm

Là người yêu Hội An từ trong huyết quản, cựu Bí thư thành ủy Hội An Nguyễn Sự cho rằng, trong bối cảnh du lịch Hội An đang gặp khó bởi khủng hoảng đại dịch, vai trò nhạc trưởng của nhà nước lúc này rất quan trọng.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Tiêu điểm -  4 giờ

Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Phát triển bền vững -  5 giờ

Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Tiêu điểm -  5 giờ

Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.