Đất hiếm, vonfram, quặng bô-xít vào tầm ngắm thanh tra
Chuẩn bị thanh tra việc quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm, vonfram, bô xít tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu, Đắk Nông và một số doanh nghiệp.
Kinh doanh không chỉ là lợi nhuận, cách nó tác động đến xã hội, môi trường cũng rất quan trọng, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm CEO Công ty KPMG Việt Nam khẳng định.
Theo Ngân hàng thế giới, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.
Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.
Bên cạnh việc đạt được những chứng chỉ quốc tế về CSR hay áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (COC), doanh nghiệp phải thể hiện trách nhiêm xã hội như thế nào trong nội bộ công ty, trong kinh doanh, trong quan hệ với Chính phủ và cộng đồng?
Chia sẻ tại hội thảo “CSR và phát triển bền vững của doanh nghiệp” do Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN và GIBC vừa tổ chức, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm CEO Công ty KPMG Việt Nam cho biết, CSR phải là sứ mệnh của công ty.
Tuy nhiên, làm thế nào để đưa khái niệm CSR vào công ty một cách sâu rộng và căn cơ nhất lại không phải là một chuyện dễ đối với hầu hết doanh nghiệp và cả giới lãnh đạo.
"KPMG Việt Nam có CSR với cả nội bộ và bên ngoài, chính những nhân viên của mình sẽ là những đại sứ đưa thông điệp CSR của doanh nghiệp ra bên ngoài. Đặt trách nhiệm CSR lên công ty, lên nhân viên, và phải theo đuổi nó, đó là trách nhiệm của người lãnh đạo", ông Warrick Cleine nói.
Chủ tịch KPMG Việt Nam cho biết, mình đã sống ở Việt Nam 20 năm, xuất thân là nhân viên kế toán, thích những con số, nhưng ông luôn coi trách nhiệm xã hội quan trọng hơn kinh doanh. Hãy nghĩ về điều gì tốt cho xã hội mà doanh nghiệp bạn có thể đóng góp. Các doanh nghiệp cần phải nghĩ khác đi, làm khác đi, bằng cách chính thức hoặc không chính thức. Vì kinh doanh không chỉ là lợi nhuận, mà cách nó tác động đến xã hội, môi trường cũng rất quan trọng.
Trước đây, chúng ta chỉ làm điều mà chúng ta muốn mà không quan tâm đến công chúng. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, công chúng rất quan tâm đến những điều mà doanh nghiệp làm nhất là những tác động của nó tới xã hội và môi trường.
Với bán hàng, công chúng rất quan tâm đến CSR của doanh nghiệp, có đóng thuế đầy đủ không, có làm ra sản phẩm độc hại môi trường không? Thị trường nhân sự đang cạnh tranh rất quyết liệt, nhân viên sẽ chỉ gắn kết với những tổ chức bình đẳng, có giá trị.
"Hãy suy nghĩ về lợi nhuận một cách lâu dài hơn, toàn diện hơn. CSR là mong đợi rất lớn từ công chúng, đến từ rất nhiều phía, từ Chính phủ, doanh nghiệp, xã hội, giáo dục . Với Chính phủ, chúng tôi mong muốn thực phẩm an toàn hơn, với xã hội là sự đồng lòng của khách hàng trong việc cổ súy cho những sản phẩm có CSR cao", ông Warrick Cleine chia sẻ những bài học trong triển khai chiến lược CSR tại KPMG.
KMPG theo đuổi CSR từ những điều rất dễ thấy, như “ngày dành cho cộng đồng”, để nhân viên thấy KPMG cho họ cơ hội đáp đền cho cộng đồng. Có “ngày cho gia đình”, để họ có thể mang người thân đến công ty, tạo sự hòa nhập với xã hội. KPMG cung cấp những dịch vụ miễn phí cho trẻ em thông qua một tổ chức về giáo dục. "KPMG coi trọng sự biết lắng nghe nhân viên, nói thật và truyền thông rõ ràng", Chủ tịch KPMG Việt Nam nhấn mạnh.
Một vấn đề nổi cộm khác theo vị lãnh đạo KPMG Việt Nam là sự bất bình đẳng trên thế giới. Ở Việt Nam 80% còn nghèo, những triệu phú kiểm soát các công ty lớn, làm thế nào giải quyết bất bình đẳng? "Mong đợi của tôi là chính sách trong dài hạn sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp CSR trở nên lớn mạnh”, ông Warrick Cleine nói.
Theo ông Warrick Cleine, CSR không nằm trong một nhóm người trong công ty mà nằm trong mọi hoạt động kinh doanh. Phải có một chiến lược cụ thể cho các phòng ban để quản lý cho tốt chiến lược CSR. Nếu công ty đủ lớn, mỗi khi ra một sản phẩm nào đó mục tiêu cũng hướng vào sự bền vững, đảm bảo không có hệ lụy về môi trường.
Ở Việt Nam, người dân cần hỗ trợ rất nhiều sau mỗi thiên tai, KPMG khi tham gia với LIN đã làm việc liên tục với các sinh viên Mỹ, các doanh nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ, và vận động được số tiền lớn hơn nhiều. Muốn các bên ngồi lại được với nhau, chung quy lại cũng là mối quan hệ giữa người và người.
Chủ tịch KPMG Việt Nam cho rằng, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp có thể xem CSR là mơ ước cho tổ chức của mình, thúc đẩy vào tận bên trong thật sâu của tổ chức, chứ không phải là làm với bên ngoài.
Là công ty kiểm toán và thuế, mục đích CSR sâu hơn là mang lại sự thay đổi bằng cách đưa ra những con số đáng tin cậy. Nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào Vinamilk nhờ những con số đáng tin cậy mà KPMG đã đưa ra. Hãy nghĩ về điều gì tốt cho xã hội mà doanh nghiệp bạn có thể đóng góp, ông Warrick Clenine nói.
Chuẩn bị thanh tra việc quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm, vonfram, bô xít tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu, Đắk Nông và một số doanh nghiệp.
Với sự tài trợ của Tập đoàn TH, 23 phao neo đã được thả tại Vườn Quốc gia Cát Bà, với tổng diện tích gần 34ha mặt biển được khoanh vùng bảo vệ.
Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025 với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô, di sản văn hóa.
Vietnam Airlines được Quốc hội duyệt tăng vốn thêm tối đa 22.000 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Nhu cầu sạc xe điện sẽ gia tăng áp lực lên sản lượng điện và công suất truyền tải, đòi hỏi Việt Nam phải tăng đầu tư cho ngành điện để đáp ứng.
Trong thời đại công nghệ số, trải nghiệm số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng vững chắc, chinh phục khách hàng và kiến tạo tương lai vững mạnh.
Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.