Chứng khoán 9/4: CTG và VIC cũng đủ gánh team
Trong khi chỉ cần 2 trụ CTG (+5,6%) và VIC (+1,89%) thì mức nâng đỡ VN-Index cũng hơn lực đẩy xuống của 6 mã chứng khoán lớn giảm giá, khi lần lượt tương ứng với 2,74 điểm và 2,426 điểm ảnh hưởng.
Sau 4 phiên tăng giá mạnh trước đó, tạo nên lực nâng đỡ mạnh giúp VN-Index đạt được ngưỡng kháng cự 1.200 điểm. Đến hôm nay, VIC lại quay đầu giảm mạnh, chỉ với mức giảm 2,89%, cổ phiếu này đã tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index với -3,783 điểm ảnh hưởng.
HOSE - Sự quay đầu của VIC
Sau phiên giao dịch hôm qua – lần đầu đóng cửa trên mốc tròn điểm lịch sử 1.200 điểm, thì đến sáng nay, đợt ATO, các nhà đầu tư vẫn còn tâm trạng phấn khởi khi VN-Index tăng 0,27%, giá mở cửa đạt mức trên 1.207 điểm.
Diễn biến có phần giống đầu sáng qua, khi 5 phút đầu khớp lệnh liên tục, chỉ số này đã leo lên trên mốc tròn điểm mới 1.210 điểm, với sự giúp sức từ sự tăng giá mạnh của các trụ lớn như VCB, GAS, BID, SAB,…Tuy nhiên, mức đỉnh này cũng là mức cao nhất mà VN-Index đạt được trong ngày.
Nửa đầu thời gian, tuy có sự điều chỉnh nhẹ xuống nhưng, VN-Index vẫn duy trì được độ cao trên mức 1.200 điểm.
Đến 10h45, chỉ số này mới có cú sụt mạnh đầu tiên xuống gần mức 1.987, giảm gần 10 điểm tuyệt đối. Nguyên nhân đến từ việc đồng loạt hạ độ cao trên biểu đồ giá của các trụ lớn nhất gồm VIC, VNM, VCB, GAS…
Trong đó có sự chuyển màu quan trọng từ mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn – VIC khi từ tụt từ 136.800 đồng/1 cổ phiếu xuống còn 132.300 đồng/1 cổ phiếu, biên độ giảm tới 3,3% trong vòng 20 phút.
Tuy nhiên, VN-Index nhanh chóng vớt đáy, lấy lại mốc 1.200 điểm và tạm nghỉ trưa ở mức 1.201,5 điểm, giảm 0,23% so với giá tham chiếu.
Lực đỡ sàn mạnh nhất trong sáng nay đến từ BID tăng 3,27%, SAB tăng 1,33%, VCB tăng 0,95%, BVH tăng 2,37%, HDB tăng 2,36%.
Đến phiên chiều, chỉ số VN-Index diễn biến còn tệ hơn. Ngay khi trở lại giao dịch, thì chỉ số này đã tụt mạnh xuống đáy thấp nhất trong ngày 1.992,22 điểm (-1,01%).
Dường như có phần đuối sức khiến VN-Index mãi mới lấy lại được mốc 1.200 điểm vào cuối phiên. Tuy nhiên, một lần nữa gặp cú đánh ATC khiến chỉ số này đành đóng cửa ở mức 1.198,12 điểm, giảm 6,21 điểm (-0,52%).
Thanh khoản tăng mạnh 15% so với hôm qua, khối lượng giao dịch tăng 14%, đạt 286,7 triệu đơn vị, tương ứng với 9,2 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 84 mã tăng giá, 208 mã giảm giá và 43 mã đứng giá. Trong đó, có 6 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn.
Sau 4 phiên tăng giá mạnh trước đó, tạo nên lực nâng đỡ mạnh giúp VN-Index đạt được ngưỡng kháng cự 1.200 điểm. Đến hôm nay, VIC lại quay đầu giảm mạnh, chỉ với mức giảm 2,89%, cổ phiếu này đã tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index với -3,783 điểm ảnh hưởng.
Theo sau là ROS (-6,19%) khi góp tới -1,322 điểm ảnh hưởng.
Trong khi lực nâng đỡ quá yếu, đáng kể nhất chỉ gồm BID (+2,48%) và SAB (+2,22%), lần lượt góp 1,383 điểm và 1,179 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã STB (-1,22%) với lượng giao dịch đạt 13 triệu đơn vị, tiếp tục dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là SCR (-2,86%) với 12,2 triệu đơn vị và ASM (+4,09%) đạt gần 11,9 triệu đơn vị.
Trong khi, HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 7 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HDB, VPB, VRE.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HPG với 6,99 triệu đơn vị. Theo sau là E1VFVN30, SBT, HAG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.12379.10
Cụ thể, GMC (CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn) tăng 14,5 lần, TYA (CTCP Dây và Cáp điện Taya VN) tăng 10,3 lần, PAN (Tập đoàn PAN) tăng 10,3 lần.
Mã MCG (CTCP Cơ điện và Xây dựng VN) tăng 5,7 lần, DAH (Tập đoàn Khách sạn Đông Á) tăng 5,3 lần, TLH (Tập đoàn thép Tiến Lên) tăng 4,9 lần.
HNX – Lực đẩy quá yếu
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, HNX-Index chỉ trụ được sắc xanh cho đến 10h44, khi 2 trụ lớn ACB, PVS và VGC vnâng đỡ mạnh từ đầu phiên dần chuyển màu.
Cho đến giờ nghỉ trưa, lực đẩy đáng kể chỉ còn SHB khi tăng giá nhẹ 0,74%. Trong khi VCS và VCG mang sắc đỏ từ sớm, lần lượt giảm giá 4,39% và 2,13%, cùng với ACB giảm 0,78% và VGC giảm 1,59%.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index còn tệ hơn khi tiếp tục đào sâu. Những lần vớt đáy trên biểu đồ của chỉ số này dường như rất đuối sức, dẫn đến việc đóng cửa ở mức gần nghỉ trưa 136,68 điểm, giảm 1,1 điểm (-0,8%).
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ hơn 8%, đạt hơn 66,6 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,1 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 63 mã tăng giá, 111 mã giảm giá và 69 mã đứng giá.
Sàn Hà Nội hôm nay chịu sức ép mạnh nhất từ 4 trụ gồm ACB (-1,17%), VCS (-5,96%), VGC (-3,18%) và VCG (-2,55%), khi tương ứng với –0,364 điểm, -0,36 điểm, -0,2 điểm và -0,156 điểm ảnh hưởng.
Trong khi, lực đẩy đáng kể chỉ từ SHB (+1,48%) và PVS (+1,98%), lần lượt góp 0,142 điểm và 0,1 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 13 mã tăng giá kịch trần, 13 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB dẫn đầu khi đạt gần 20 triệu đơn vị. HUT (-5,1%) theo sau với 4,85 triệu đơn vị, ACB đạt gần 4,5 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 4,96 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là HUT với 951,32 nghìn đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm SJC, PVV, SD2, PVC.
Trong khi chỉ cần 2 trụ CTG (+5,6%) và VIC (+1,89%) thì mức nâng đỡ VN-Index cũng hơn lực đẩy xuống của 6 mã chứng khoán lớn giảm giá, khi lần lượt tương ứng với 2,74 điểm và 2,426 điểm ảnh hưởng.
Hàng trăm triệu USD đã được các công ty quản lý quỹ huy động để đầu tư vào chứng khoán Việt Nam trong năm 2017.
Thành tích hôm nay của VN-Index chủ yếu đến từ VIC và BVH khi lần lượt góp 3,396 điểm và 1,55 điểm ảnh hưởng. Thêm nữa, tuy không nhiều trụ ủng hộ, nhưng sắc xanh trên sàn đang chiếm đa số cũng khiến chỉ số này được hưởng lợi.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm bất ngờ gửi tâm thư chia tay tới cán bộ nhân viên Sacombank sau gần 8 năm gắn bó.
Thông tư 03 giúp tăng cường quản lý thông tin và chứng từ giao dịch để đảm bảo minh bạch luồng trên thị trường vốn.
Thẩm quyền cho vay đặc biệt với lãi suất 0% một năm không cần tài sản bảo đảm hiện thuộc về Thủ tướng, có thể được chuyển giao cho Ngân hàng Nhà nước.
FiinRatings dự báo nhóm doanh nghiệp bất động sản nhiều khả năng sẽ có kế hoạch phát hành trái phiếu nhiều hơn trong năm nay.
Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025-2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.
Để kinh tế tư nhân trở thành lực đẩy chiến lược, GS.TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh, Việt Nam cần một cuộc chuyển mình toàn diện từ tư duy đến hành động, khơi dậy niềm tin, phát hiện nhân tài và kiến tạo chiến lược phát triển mang tính thông tuệ.
Thaco Auto triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng loạt quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng mua xe Kia, Mazda.
CFO VSIP trực thuộc Câu lạc bộ giám đốc tài chính Việt Nam sẽ hỗ trợ các hội viên cập nhật xu hướng thị trường, công nghệ và những thay đổi của luật pháp.
Công viên biển CaraBeach như một trái tim sự kiện, thể thao, giao thương, định hình phong cách sống mới và góp phần khởi tạo giá trị kinh tế tại Siêu đô thị biển CaraWorld.
Vụ tranh chấp của Coteccons và Ricons bắt nguồn từ các khoản công nợ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tại các dự án Regina ở Hải Phòng và Hưng Yên.
Chủ trương xóa bỏ thuế khoán, thay bằng mô hình doanh nghiệp và hình thức nộp thuế kê khai minh bạch, đang đặt ra không ít thách thức cho các hộ kinh doanh hiện tại.
VinVentures, Quỹ đầu tư công nghệ thuộc Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn đầu tư công nghệ cấp cao Venture Forum 2025 với chủ đề “Tái định nghĩa nguồn vốn” (Rethinking Capital).