Chuyên gia Võ Trí Thành: Bốn ràng buộc cho tăng trưởng kinh tế dài hạn

Thu Phương Thứ ba, 19/09/2017 - 17:50

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngắn hạn 6,7% trong năm 2017, vừa không phá vỡ những ràng buộc cho tăng trưởng dài hạn.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành.

Tại Hội thảo "Đảm bảo tính nhất quán trong điều chỉnh chính sách để đạt mục tiêu tăng trưởng", do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ là mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn mà là làm thế nào để Việt Nam vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn vừa không mâu thuẫn với những ràng buộc cho phát triển dài hạn.

Hiện chúng ta đang có bốn ràng buộc cho việc tăng trưởng.Thứ nhất là về ngân sách. Thứ hai là cải cách chính trị, bộ máy Nhà nước. Đây là áp lực và đồng thời cũng là động lực, nỗi niềm và tâm tư của bộ máy hành chính Nhà nước. Sắp tới Đảng chắc chắn sẽ có quyết sách rất lớn về cải cái bộ máy hành chính Nhà nước chứ không chỉ là quy định về chức năng nhiệm vụ.

Thứ ba, chúng ta muốn tăng trưởng nhưng lại muốn tái cấu trúc, mà tái cấu trúc là động đến nỗi đau chia sẻ nguồn lực. Bài toán đặt ra là Nhà nước cần tập trung cải cách doanh nghiệp nhà nước hay bắt doanh nghiệp nhà nước đạt chỉ tiêu đã đặt ra.

Thứ tư là ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta không thể tăng trưởng khi kinh tế vĩ mô chưa ổn định. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa phát triển vững chắc, không chỉ lạm phát mà còn là cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại tệ và sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, để làm được điều này, chúng ta phải biết "chọn đúng" và “nghệ thuật”. Bởi bốn ràng buộc trên chính là động lực cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nghệ thuật là chúng ta làm thế nào đó để vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng ở thời điểm này, đồng thời không phá vỡ cái những ràng buộc cho tăng trưởng dài hạn.

"Do đó, theo tôi có hai nghệ thuật. Thứ nhất là tính "dự báo". Ví dụ, Nhà nước muốn tăng thuế VAT thì phải đánh giá được tác động trên chuỗi giá trị của việc tăng thuế, từ đó nghiên cứu hướng đúng đắn nhất. Việc tăng thuế hiện nay chưa thể thực hiện nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ phải cải cách thuế, vậy thì tạm hoãn đến bao giờ? Chúng ta phải đặt ra mục tiêu cho từng thời điểm, linh hoạt trong chính sách nhưng cũng phải dự báo được tương lai", ông Thành cho biết.

Thứ hai là mục tiêu tăng trưởng có thể lên xuống với bốn ràng bộc nhưng phải tính đến đường rút lui. Bởi việc đặt mục tiêu thì dễ nhưng khi rút lui để mang tính thị trường hơn, mang tính chắc chắn hơn để ổn định thì lại rất khó. 

"Ví dụ, chúng ta đề ra mức tăng trưởng tín dụng tăng dần từ 15, 18, 21%... có thể một năm chưa ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô do độ trễ của chính sách, nhưng chả nhẽ năm tới lại đặt mục tiêu tăng trưởng tới 25%, bởi lùi xuống 17% là rất khó, chưa nói là hệ thống tài chính ngân hàng", ông Thành phân tích.

Vậy con đường nào cho Việt Nam để vừa đạt mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn vừa phù hợp với dài hạn, theo ông Thành, thứ nhất là vấn đề hội nhập. Thế giới hiện nay đang rất rộng mở, chúng ta có tận dụng được thị trường, nhà đầu tư, công nghệ và chia sẻ rủi ro... đây là cơ hội cho Việt Nam tăng trưởng.

Để làm được điều này, Việt Nam cần cải cách môi trường kinh doanh và thuế, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh việc đang sửa nhưng cái đã có, cần đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị cho những cái sắp có... Làm như vậy mới có thể thu hút được nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và đầu tư ) cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành các giải pháp hiệu quả để thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp. Để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay, ngoài nỗ lực chung, cần tập trung giải pháp ngắn hạn và dài hạn bền vững để tận dụng mọi cơ hội, điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng 2017 nhưng vẫn phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Ông Phương lưu ý đến ba giải pháp chính, trong đó giải pháp căn bản là điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt, đảm bảo lạm phát, ổn định tiền tệ. Giải pháp thúc đẩy là tận dụng mọi cơ hội cả quốc tế và trong nước để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh mọi lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo, kích thích xuất nhập khẩu, phát triển du lịch, tăng cường dịch vụ, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn FDI và tư nhân. Giải pháp dài hạn là tái cơ cấu nền kinh tế.

Tuy nhiên, ông Phương cũng khẳng định, theo quan điểm của Thủ tướng, Việt Nam không tăng trưởng bằng mọi giá, mà tận dụng mọi cơ hội để tháo gỡ khó khăn... Do đó, trong bối cảnh hạn hẹp về ngân sách, cái đích hướng đến là khơi thông cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018

Tiêu điểm -  7 năm

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% cho năm 2017 phụ thuộc rất lớn vào sự hồi phục của khu vực sản xuất và nông nghiệp.

Giáo sư Ohno: Năng suất lao động thấp tạo áp lực đến tăng trưởng kinh tế

Giáo sư Ohno: Năng suất lao động thấp tạo áp lực đến tăng trưởng kinh tế

Leader talk -  7 năm

Giáo sư Kenichi Ohno, một trong những chuyên gia hàng đầu Nhật Bản tham gia vào xây dựng và tư vấn Chính phủ Việt Nam chiến lược phát triển kinh tế các ngành công nghiệp trong suốt gần hai thập kỷ qua, trao đổi với TheLEADER về mối tương quan giữa năng suất lao động với tăng lương và tăng trưởng kinh tế.

Nhật Bản: Tiêu dùng trong nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhật Bản: Tiêu dùng trong nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Quốc tế -  7 năm

Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng trong quý thứ 6 liên tiếp, giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong hơn một thập niên, do nhu cầu nhà ở tăng mạnh bù lại cho tình hình xuất khẩu ảm đạm.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2017 của Việt Nam

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2017 của Việt Nam

Tiêu điểm -  7 năm

Dự báo kinh tế vĩ mô của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  7 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  7 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  7 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  8 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  8 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực