Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ngày 24/7 tới đây sẽ là ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu Tập đoàn Lộc Trời trên sàn UPCom (mã: LTG)
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận đăng ký hơn 67 triệu cổ phiếu của tập đoàn Lộc Trời trên sàn UPCom. Với mức giá chào sàn 55.000 đồng, quy mô vốn hóa thị trường của tập đoàn này khoảng 3.700 tỷ đồng.
Tiền thân là công ty Thuốc bảo vệ thực vật An Giang, những năm gần đây Lộc Trời đang hình thành và phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu đến sản xuất, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa gạo.
Sau nhiều năm tăng trưởng, năm ngoái, doanh thu của Tập đoàn này chững lại với mức 7.784 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế vẫn tăng gần 10%, đạt 348 tỷ đồng.
Năm 2017, Lộc Trời đặt mục tiêu doanh thu đạt 8,287 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 460 tỷ đồng, tăng trưởng 28.7%.
Sau 6 tháng, Lộc Trời đã đạt 4,052 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 14% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 173 tỷ đồng, tăng gần 4%.
Ông Nguyễn Tiến Tùng, Trưởng ban chiến lược Lộc Trời cho biết, sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận của Lộc Trời gần đây bắt nguồn từ quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp, từ bỏ mô hình kinh doanh cũ.
“Cái gốc của Lộc Trời chính là thuốc BVTV và các sản phẩm phân bón. Tuy nhiên, trong những năm nay, lĩnh vực này đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ với hơn 200 doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV và hơn 800 doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh phân bón. Điều đó đặt ra thách thức buộc chúng tôi phải thay đổi. Lộc Trời đã quyết định cấu trúc lại hệ thống phân phối. Từ việc chỉ bán hàng cho 200-300 đại lý trung gian ban đầu, chúng tôi đã phát triển trên 5.000 đại lý bán lẻ khắp cả nước đến hiện tại". Ông Tùng cho biết.
Việc phát triển này làm chi phí bán hàng tăng lên, kéo lợi nhuận của Tập đoàn suy giảm. Tuy nhiên, việc tái cấu trúc hệ thống phân phối giúp Tập đoàn tránh rủi ro khi tập trung công nợ vào số ít đại lý lớn, giảm rủi ro thu hồi vốn.
Ngành giống cây trồng năm 2016 không đạt kết quả mong muốn. Hiện Lộc Trời có 3 loại giống cây trồng là giống lúa, giống hoa màu, bắp lai.
Mảng giống bắp lai toàn thị trường giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi giá dầu giảm, nên nguyên liệu bắp để làm xăng sinh học trên thế giới sụt giảm theo.
Lúa giống sụt giảm liên quan đến vấn đề chủ quan, nhưng Lộc Trời đã củng cố lại ngành này và hiện lúa giống không đủ bán.
Doanh số rau màu thời gian qua chỉ đạt mức dưới 100 tỷ, nhưng gần đây Lộc Trời đã ký hợp tác chiến lược với đối tác nước ngoài, và cuối năm nay sẽ phân phối cho các đối tác nước ngoài. Tập đoàn kỳ vọng sẽ lấy lại được thị phần ngành này.
Đối với ngành thuốc bảo vệ thực vật, Lộc Trời sẽ hợp tác với các đối tác để có các sản phẩm dồi dào, đa dạng và sẽ tăng thị phần mạnh khoảng 11%/năm.
Trong định hướng trong 5 năm tới, Lộc Trời đặt mục tiêu đạt 120,000 tấn lúa giống và số 1 về thương hiệu gạo, đồng thời nâng thị phần ngành thuốc bảo vệ thực vật từ 20% lên 30%.
Tập đoàn cũng hướng đến mức vốn hóa 1 tỷ USD năm 2021 và lợi nhuận sau thuế khoảng 65 triệu USD.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: “Chúng tôi nhìn nhận lại những lỗ hổng về quản trị nội tại mà một thời gian dài mình đã bỏ qua do chỉ tập trung tăng trưởng. Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi Lộc Trời phải có những thay đổi lớn nếu muốn giữ vững vị thế dẫn đầu. Chúng tôi tiến hành tái cấu trúc và đã hoàn thành giai đoạn 1. Chúng tôi chọn lên sàn vào thời điểm này trước hết là tuân thủ luật định, nâng cao tính chuẩn mực của quản trị doanh nghiệp, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, và sau đó là tiếp cận nhanh chóng với các kênh huy động vốn dài hạn”.
Tập đoàn Lộc Trời được thành lập năm 1993, tên gọi Công ty Dịch vụ Bảo vệ Thực vật An Giang, với vốn điều lệ 750 triệu đồng và 23 nhân sự. Đến năm 2004 Công ty được cổ phần hóa với vốn 160 tỷ đồng.
Năm 2015, CTCP Bảo vệ Thực vật An Giang chính thức đổi tên thành Tập đoàn Lộc Trời, với vốn điều lệ lúc này đã tăng lên 671,6 tỷ đồng.
Trong giai đoạn từ 2012 đến 2014, dù dẫn đầu ngành kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BTVT) nhưng Lộc Trời vẫn quyết định mở rộng sang kinh doanh lúa gạo và thay đổi sứ mạng từ “công ty dẫn đầu thị trường” thành “phục vụ nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
Cuối năm 2014, quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity (SCPE) thuộc ngân hàng Standard Chartered đã chi ra hơn 90 triệu USD để mua lại hơn 21,5 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 34% vốn của Lộc Trời thuộc sở hữu của nhóm VinaCapital. Tuy nhiên, đến năm 2016, SCPE đã bán hơn 25% vốn Lộc Trời cho Công ty Marina Viet.
Đạt kết quả kinh doanh cao nhất vào năm 2014 với gần 9.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên năm 2015, Lộc Trời ghi nhận sự sụt giảm đáng kể. Tổng doanh thu của Lộc Trời ghi nhận hơn 8.000 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ đồng so với năm 2014, với lợi nhuận giảm gần 40% còn 425 tỷ đồng.
Trong đó doanh thu mảng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giảm từ 5.350 tỷ xuống 4.170 tỷ đồng, mảng nông phẩm và hạt giống tăng từ 3470 tỷ lên gần 3.700 tỷ đồng (doanh thu gạo đạt 2.680 tỷ và hạt giống đạt 489 tỷ đồng).
Đến năm 2016, dù doanh thu vẫn đạt ở ngưỡng 8.000 tỷ đồng, nhưng doanh thu mảng thuốc bảo vệ thực vật tăng trở lại gần 17%, trong khi mảng nông phẩm và hạt giống giảm. Lợi nhuận trước thuế của Lộc Trời cũng tăng hơn 9% so với năm 2015, đạt gần 464 tỷ đồng.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.