Công ty công nghệ Việt đốt đuốc tìm nhân tài lĩnh vực lập trình

Quỳnh Như Thứ sáu, 19/10/2018 - 08:10

Các công ty Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ vẫn tiếp tục gặp khó khăn đối với việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự lập trình.

Để có nhân sự lập trình dùng được, nhiều công ty bắt buộc phải săn người từ các trường đại học và đào tạo

Trong một lần phát biểu với báo giới, ông Khúc Trung Kiên, Giám đốc chương trình Fast Track SE (Đại học FPT) cho biết, ngành công nghiệp phần mềm cần lực lượng lao động rất lớn, chỉ tính riêng năm 2018, các doanh nghiệp thiếu tới 70.000 lập trình viên.

Dù hàng năm các trường đại học cung cấp cho thị trường nhân lực một số lượng rất lớn lập trình viên nhưng trên thực tế không phải sinh viên nào khi ra trường cũng có thể làm lập trình được do quá trình đào tạo quá thiên về bác học mà chưa đi vào thực tiễn của cuộc sống.

Để tuyển được một lập trình viên biết nghề, có thể làm được việc hiện nay là cực kỳ khó, các công ty phần mềm Việt Nam đang phải giành giật nguồn nhân lực của nhau. Công ty phần mềm FPT mỗi năm mất khoảng 2.000 - 3.000 lập trình viên vào tay công ty khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ”, ông Kiên chia sẻ.

FPT không chỉ mất người cho các công ty Việt mà còn cho đối tác của họ. Hàng năm, FPT có không ít dự án hợp tác gia công với các công ty Nhật, khi chạy dự án, họ thường cử một vài nhân viên của mình qua Nhật để phối hợp thực hiện với khách hàng và không ít lần họ mất người vào tay khách hàng.

Trong những trường hợp khách hàng ngỏ lời, ít khi FPT có thể giữ được nhân sự, vì dù họ không muốn ‘nhả’ người, nhân sự đó cũng xin nghỉ để hoàn thành giấc mơ của mình: kiếm được nhiều tiền và làm việc trong môi trường nhiều thách thức hơn.

Do việc tuyển lập trình viên và các vị trí trung, cao cấp (quản lý dự án, kiến trúc hệ thống) quá khó, nên gần đây một số doanh nghiệp tại TP. HCM đã thuê công ty gia công của Ấn Độ thực hiện các dự án phần mềm.

Cùng quan điểm, anh Nguyễn Quân Bảo, quản lý trong công ty Younet – doanh nghiệp hàng đầu trong mảng SocialTech tại Việt Nam, cho biết: “Không chỉ các startup mà còn công ty lớn cũng gặp rất nhiều thách thức trong việc tuyển nhân sự chất lượng trong lĩnh vực lập trình. Tôi thấy nhiều lãnh đạo công ty lớn cũng thường xuyên rên rỉ vì không tuyển đủ người làm việc dù lực lượng này ở ngoài kia rất nhiều nhưng chẳng hiểu sao tuyển hoài vẫn thấy thiếu”.

Một trong những hệ lụy tiếp theo của việc khan hiếm nguồn nhân lực tốt chính là lương của lập trình Việt hiện cao hơn năng lực thực sự. Lý giải thực trạng này theo bà Nguyễn Phương Mai – CEO Navigos Search do quá cần người, các công ty sẵn sàng trả lương cao để thu hút ứng viên về doanh nghiệp mình, vô hình chung tạo ra “bong bóng IT” trên thị trường, dẫn đến việc trình độ của ứng viên chưa tương xứng với mức lương đề ra.

Nhiều công ty ở nước ngoài đến Việt Nam mở văn phòng và tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam - như ngày xưa họ đã làm ở Trung Quốc, Ấn Độ, đã góp phần đẩy giá thị trường lập trình lên cao, ví dụ văn phòng Grab ở Việt Nam có 200 kỹ sư lập trình.

Do đó, các công ty nhỏ hiện đang có xu hướng lấy nguồn ứng viên từ ngay trong trường đại học. Họ thu hút những ứng viên có tố chất và xây dựng chương trình đào tạo, phát triển và giữ chân những ứng viên này với doanh nghiệp.

“Đốt đuốc” tìm người tài ở thị trường nhân sự lập trình
Các lập trình viên Việt Nam rất được thị trường châu Á ưa chuộng. Ảnh minh họa

Minh chứng rõ nét cho những nhận định của bà Nguyễn Phương Mai là trường hợp của startup Haravan. Ông Huỳnh Lâm Hồ - CEO của startup Haravan từng chia sẻ trong một sự kiện cách đây chưa lâu: bây giờ, để tìm nhân sự giỏi về công nghệ đang vô cùng khó, các nhân sự chất lượng cao của Việt Nam đang bị hút về phía Singapore và Indonesia.

Theo đó, Haravan buộc phải thay đổi chiến lược về nguồn nhân lực: họ xây dựng bộ khung công nghệ gồm vài người chủ lực sau đó đào tạo từ từ, bắt đầu với sinh viên các trường đại học uy tín. Để cạnh tranh, bây giờ Haravan còn “săn người” từ những sinh viên năm 2 và 3. Trước đây, Haravan không có ý định nuôi dưỡng nhân tài ngay từ ghế nhà trường, nhưng sau vài lần bị mất người liên tục, họ đành chọn giải pháp trên.

Trao đổi với TheLEADER, ông Nguyễn Khôi – CEO của Wefit, startup trong lĩnh vực công nghệ và rất am hiểu về giới lập trình Việt Nam cho rằng, những người giỏi và được đào tạo chuyên nghiệp ở Việt Nam thường có xu hướng thích làm việc ở nước ngoài như ở Mỹ, Singapore nhiều hơn.

Các lập trình viên giỏi thường hướng đến 2 mục tiêu cơ bản: lương và các bài toán khó. Cùng một vị trí và công việc, một công ty Singapore có thể trả cao hơn gấp 4 - 5 lần so với Việt Nam. Ở Việt Nam, không nhiều bài toán khó đến mức đó, chúng ta chưa có những công ty hoặc viện nghiên cứu những công nghệ chuyên sâu và công nghệ cao về blockchain hay big data. Ở Mỹ, các lập trình viên sẽ có nhiều đất để phô diễn tài năng của mình.

Những người giỏi còn lại ở Việt Nam đã có chỗ tương đối ổn định tại các ông lớn’Việt Nam và FDI, mời được những con người đó rất khó. Hiện tại, ở Việt Nam, những bạn lập trình được rất nhiều nhưng đạt chất lượng cao thì lại rất ít, muốn tuyển những lập trình chất lượng đó, tôi thường phải qua nhiều vòng giới thiệu, nhiều lần tìm gặp và tiếp xúc”, ông Khôi cho biết.

Tuy nhiên, với những công ty nhỏ, không phải là không có cách lôi kéo được người tài. Mời họ về với tư cách là một đồng sáng lập, chứ không phải lập trình viên bình thường và sau đó phải chia cổ phần cho họ, cũng là một một hướng giải quyết. Cách nữa để có nhân sự tốt sử dụng là lấy những bạn sinh viên mới ra trường sau đó dày công đào tạo lại họ, như Haravan và Wefit đang làm.

Trong một vài năm tới, ông Khôi tin rằng, lượng kỹ sư trẻ bổ sung sẽ có chất lượng đạt đến yêu cầu nhà tuyển dụng và với việc các công ty Việt Nam phát triển ra nước ngoài, sẽ tăng độ cạnh tranh và nâng cao chất lượng nhân sự trong ngành lập trình hơn. Lúc đó, chắc chắn những startup công nghệ như Wefit sẽ không phải luôn đau đầu vì vấn đề nhân sự.

Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Theo các chuyên gia hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực, khi đưa một công cụ mới vào quản lý doanh nghiệp, cách tốt nhất là lãnh đạo phải kiên định với mục tiêu ban đầu và phải truyền thông về ý nghĩa của nó tới từng nhân viên.
Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Theo các chuyên gia hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực, khi đưa một công cụ mới vào quản lý doanh nghiệp, cách tốt nhất là lãnh đạo phải kiên định với mục tiêu ban đầu và phải truyền thông về ý nghĩa của nó tới từng nhân viên.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  21 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  3 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  4 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  4 ngày

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  21 phút

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Doanh nghiệp -  34 phút

Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tài chính -  38 phút

Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Doanh nghiệp -  1 giờ

Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  5 giờ

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?