Doanh nghiệp
Công ty gần 8 tỷ USD hình thành sau khi Masan bắt tay với Vingroup
Hai tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam là Vingroup và Masan đã hợp tác xây dựng một doanh nghiệp hàng tiêu dùng - bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam.
Tập đoàn Masan vừa tổ chức buổi điện đàm (conference call) với các nhà đầu tư, chuyên viên phân tích để cung cấp thông tin về thương vụ sáp nhập giữa Masan Consumer Holdings và Công ty VinCommerce, công ty VinEco.
Theo đó, Masan Group đã nhận 83,74% cổ phần của Công ty Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM) - doanh nghiệp sở hữu cả VinCommerce và VinEco. Đồng thời, Masan đã phát hành quyền chọn cho bên bán số cổ phần VCM này, qua đó bên bán sẽ được nhận cổ phần của một công ty mới là công ty con của Masan.
Pháp nhân mới này sẽ sở hữu 83,74% cổ phần Công ty VCM và 85,7% cổ phần Masan Consumer Holdings. Tập đoàn Masan sẽ sở hữu 70% cổ phần của công ty mới nói trên trong khi Vingroup và các bên bán khác của VCM sẽ nắm giữ tổng cộng 30%.
Cách đây không lâu, quỹ đầu tư GIC của Singapore đã rót 500 triệu USD để đổi lấy 16,26% cổ phần tại Công ty VCM, tương đương với việc định giá công ty này ở mức 3 tỷ USD.
Từ mức định giá này có thể ước tính, quy mô của công ty sở hữu cả Masan Comsumer, VinCommerce và VinEco có định giá tương đương khoảng 8 tỷ USD.
Về hoạt động, theo ghi nhận từ buổi điện đàm của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), tính đến cuối năm 2019, VinCommerce đang vận hành 3.022 cửa hàng, trong đó có 134 siêu thị Vinmart và 2.888 cửa hàng Vinmart+.
Trong năm 2019, Vincommerce đạt doanh thu 26 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 67% so với năm trước, một phần nhờ mức tăng trưởng doanh số các cửa hàng hiện hữu (SSSG) 20% tại Vinmart và 17% tại Vinmart+.
Tình hình hoạt động của VinCommerce tại Hà Nội, đặc biệt là Vinmart+, tốt hơn đáng kể so với các thành phố khác, một phần nhờ sức mạnh thương hiệu của Vingroup tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, hoạt động của Vinmart+ tại Hà Nội hiệu quả hơn nhiều so với các thành phố khác, đặc biệt là ở TP.HCM, cũng một phần nhờ ít cạnh tranh hơn khi chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế giới di động hiện đang tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam.
Hà Nội hiện chiếm 34% lượng cửa hàng Vinmart và 29% lượng cửa hàng Vinmart+. Phía Masan cho biết, hoạt động của VinCommerce tại Hà Nội hiện đang tiến gần đến điểm hòa vốn EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao).
Mặc dù vậy, việc phải bù lỗ nhiều cho các khu vực khác khiến EBITDA của Vincommerce trong năm 2019 bị âm hơn 2.000 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ EBITDA bị âm 8%. Thêm vào đó, VinCommerce cũng ghi nhận khoản vay nợ khoảng 5.000 tỷ đồng.
Trong năm 2020, sau khi nắm quyền kiểm soát Vincommerce, Tập đoàn Masan đặt mục tiêu doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 64%. Tăng trưởng sẽ đến nhờ mức tăng 24-25% SSSG cho các cửa hàng Vinmart và Vinmart+ và đóng góp cả năm từ các cửa hàng được mở trong năm 2019.
Việc mở rộng cửa hàng của VinCommerce năm sau sẽ diễn ra chọn lọc và tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu. Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ mở mới từ 20-30 điểm Vinmart, 300 – 500 điểm Vinmart+. Ở chiều ngược lại, sẽ đóng cửa tối đa 10 cửa hàng Vinmart và 150 – 300 cửa hàng Vinmart+ hoạt động không hiệu quả.
Masan đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ mặt hàng tươi sống cho VinCommerce và thương hiệu thịt của Masan, Meat Deli, sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này.
Masan hiện đang trong quá trình lựa chọn các địa điểm Vinmart+ phù hợp để triển khai bán Meat Deli. Masan kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ các mặt hàng tươi sống cho Vinmart+ lên mức 35% vào cuối năm 2020 so với khoảng 30% ở thời điểm hiện tại.
Về mặt sinh lời, ban lãnh đạo đặt mục tiêu cải thiện biên EBITDA cho năm 2020 lên mức từ âm 3% cho đến 0%, chủ yếu nhờ công tác thu mua hiệu quả hơn, cải thiện danh mục sản phẩm, tối ưu hóa hoạt động của các trung tâm phân phối và lợi thế kinh tế về quy mô.
Điều đặc biệt trong các thương vụ tỷ USD của SK Group với Masan và Vingroup
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.