Cuộc chiến thị phần cà phê hòa tan
Cuộc cạnh tranh trên thị trường cà phê hòa tan Việt đang cho thấy sự trỗi dậy của các công ty trong nước.
Những chiếc xe ba gác có mái che màu da cam đặc trưng của CoffeeBike trên những con phố TP. HCM và nhiều tỉnh phía Nam là mô hình khởi nghiệp của Hoàng Tiễn - chàng trai sinh năm 1992 có niềm đam mê đặc biệt với cà phê và khát khao góp một phần nhỏ vào việc phổ biến cà phê sạch.
Mỗi chiếc xe ba gác được trang bị máy pha cà phê, tích hợp bồn rửa tay và dụng cụ pha chế; ngoài ra, còn có hệ thống Wifi để khách hàng có thể truy cập mạng trong khi chờ đợi để thưởng thức một ly cà phê.
TheLEADER.vn đã trò chuyện với Hoàng Tiễn để hiểu thêm về mô hình kinh doanh trẻ trung, hiện đại và tình yêu dành cho cà phê của chàng thanh niên này.
Tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ công chúng của Trường Đại học Văn Lang, vì sao Tiễn chọn ngành kinh doanh cà phê?
Anh Hoàng Tiễn: Tiễn chọn cà phê vì "nghiện" thức uống này và muốn làm nó ngày một tốt hơn. Từ "nghiện" mà đi vào nghiên cứu, để rồi mê nó lúc nào không hay. Từ việc tự tin nghiên cứu và làm sản phẩm cà phê rang xay, Tiễn quyết định mang nó đi giới thiệu thị trường và tiếp cận khách hàng thông qua mô hình kinh doanh cà phê mới nhất Việt Nam (CoffeeBike - Xe cà phê có máy pha). Hành trình công ty cà phê khởi nghiệp bắt đầu từ 2016, giờ đây, mỗi ngày Coffee Bike cung cấp hàng chục ngàn ly cà phê rang mộc pha máy ra thị trường.
Kinh doanh cà phê khởi đầu từ đam mê, nay Tiễn đã chọn nó làm sự nghiệp.
Anh định vị tính cách riêng có của CoffeeBike như thế nào?
Anh Hoàng Tiễn: Cà phê của CoffeeBike là cà phê rang mộc, pha máy, từ những hạt cà phê được tuyển chọn.
Năm 2016, tôi mang cà phê pha máy xuống phố trên xe ba gác đặc trưng Sài Gòn với khát khao duy nhất là góp một phần nhỏ vào việc phổ biến cà phê sạch (tối thiểu là rang mộc và pha bằng máy pha).
Đó là những ngày tháng hoang mang, vì thấy mình quá nhỏ bé để thay đổi một định kiến về cà phê. Lúc đó luôn hiện hữu trong đầu câu hỏi: Việc mình làm có ý nghĩa gì với cộng đồng hay không? Liệu "một cọng rơm, có thực sự làm nên một cuộc cách mạng hay không"?
Sau ba năm, một cách rất tự nhiên, nền cà phê có nhiều chuyển biến. Thay vì uống những bịch cà phê bột không rõ nguồn gốc, ngày nay khách hàng có xu hướng sử dụng cà phê tại những nơi họ được tận mắt xem quá trình xay hạt, ép pha tại chỗ. Có thể nói, đi đâu cũng có máy pha cà phê.
Trên những nông trại xa xôi ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Buôn Ma Thuột, bà con đang có xu hướng làm cà phê chất lượng cao với tỉ lệ hái chín cao. Tuy hình thức sơ chế còn mới so với nhiều nền cà phê trên thế giới nhưng ý thức về hữu cơ (cây cà phê phát triển tự nhiên) ngày càng lan rộng, có nghĩa là người dân Việt Nam ngày càng có cơ hội được uống cà phê ngon nhiều hơn.
Mỗi năm, CoffeeBike tiêu thụ khoảng 30 tấn cà phê từ hai nguồn chính là thu mua trực tiếp từ tay người nông dân Đà Lạt và Đak Nông.
Giá cà phê thế giới đang giảm sâu, để nâng cao giá trị hạt cà phê Việt chỉ có hai con đường là nâng cao chất lượng cà phê nhân xanh xuất khẩu và nâng cao sản lượng tiêu thụ trong nước. Hai con đường đều gian nan và cần sự chung tay của nhiều thành phần trong hệ sinh thái cà phê.
Tuy nhiên, dấu hiệu đáng mừng là Việt Nam có một thế hệ trẻ năng động yêu thích cây cà phê, góp một phần nhỏ, giúp người nông dân lạc quan hơn. CoffeeBike tự hào trên hành trình ấy.
Tiễn nhìn nhận thế nào về chất lượng của cà phê Việt hiện nay?
Anh Hoàng Tiễn: Thị trường cà phê Việt Nam hiện tại có nhiều chuyển biến tích cực theo sau sự chuyển biến của nền cà phê thế giới. Ngày nay, khách hàng uống cà phê khắp thế giới có nhiều yêu cầu phong phú hơn về hương vị, buộc nông dân và nhà sản xuất đáp ứng quy trình trồng và sơ chế tốt hơn để mang đến nhiều hương vị hơn.
Xu hướng trở về với tự nhiên, cà phê hữu cơ phát triển để đáp ứng nhu cầu này. Cây cà phê có nguồn gốc gần với tự nhiên và phát triển trong môi trường ít chịu sự tác động của công nghiệp trồng trọt sẽ mang đến những hạt cà phê tốt, có giá trị dinh dưỡng, sự phong phú về hương vị nhiều hơn.
Tại Việt Nam, cà phê chất lượng cao đang là từ khoá được nhiều bà con nông dân, dân thu mua và người hoạt động trong lĩnh vực cà phê nhắc đến rất nhiều. Cà phê chất lượng cao được hiểu là những hạt cà phê đáp ứng được thang điểm chấm, theo tiêu chuẩn của Hiệp hội cà phê thế giới. Sản xuất cà phê chất lượng cao là con đường duy nhất giúp nền cà phê nước ta phát triển, giúp người nông dân phát triển bền vững và có nguồn thu nhập tốt hơn.
Tất nhiên, phần lớn cà phê được sản xuất tại Việt Nam vẫn là hạt robusta, xuất khẩu với mục đích làm nguyên liệu sản xuất chứ không phải dòng hạt cà phê được dùng để rang xay và uống.
Dấu hiệu đáng mừng là số lượng bà con tham gia sản xuất cà phê chất lượng cao đang tăng và sản lượng cung cấp ra thị trường cũng tăng theo. Ngày càng nhiều chuyên gia cà phê thế giới vào thị trường sản xuất cà phê Việt Nam để đào tạo và hướng dẫn bà con. Có thể tự tin trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ được nhắc tới như quốc gia có cà phê đặc sản trên bản đồ cà phê thế giới.
Thị trường cà phê Việt Nam hiện tại làm tôi liên tưởng đến nội dung cuốn sách: "Cuộc cách mạng một cọng rơm". Rõ ràng, từ những người nông dân nhỏ bé, với khát khao làm cà phê hữu cơ chất lượng cao, hạt cà phê tốt xuất khẩu thành công đến những thị trường khó tính nhất đã truyền động lực cho những người nông dân khác, tạo thành một làn sóng tích cực về sản xuất cà phê Việt Nam. Tôi tin rằng, trong tương lai ngắn, người Việt sẽ ngày càng được uống nhiều hạt cà phê tốt hơn.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường cà phê hòa tan Việt đang cho thấy sự trỗi dậy của các công ty trong nước.
Một công ty cà phê với tiêu chí sạch đang được bầu Đức, bầu Thắng cùng đối tác xây dựng và bán sản phẩm ra thị trường trong thời gian tới.
Theo báo cáo từ Nestlé, dự án Nescafe Plan của tập đoàn đã tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 230.000 lượt nông dân, giúp tăng trên 30% thu nhập.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Giá vàng đã giảm hai tuần liên tiếp. Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy xu hướng tiếp tục đi xuống khi thị trường dồn sự chú ý vào Fed và diễn biến đàm phán Mỹ – Trung.
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.