Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Trong cuộc cạnh tranh của các thương hiệu smartphone hiện nay, ẩn số ai ra đi, ai ở lại... phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn của khách hàng.
Cuộc đua điện thoại thông minh đang rất khốc liệt, không chỉ ở phân khúc cao cấp như Apple và Samsung đang cạnh tranh, mà còn cả ở phân khúc thấp hơn hay giá rẻ với hàng loạt thương hiệu như Huawei, Oppo, Xiaomi, Mobiistar hay Bphone…
Sau một thời gian im ắng do thất bại trong lần đầu ra mắt thị trường, Bphone đã trở lại vào ngày 8/8 vừa qua, sự kiện ra mắt thương hiệu smartphone này của doanh nhân Nguyễn Tử Quảng một lần nữa lại khuấy động truyền thông và tiếp tục tạo ra những cuộc khẩu chiến kịch liệt trên các mạng xã hội.
Bỏ qua những quan điểm trái chiều về Nguyễn Tử Quảng, theo giới kinh doanh, Bphone 2 cần quan tâm tới cuộc chiến smartphone trên thị trường đang rất gay gắt hiện nay.
OPPO, Huawei, Xiaomi hay Mobiistar sẽ là những đối thủ vừa tầm mà Bphone phải cạnh tranh trước khi nghĩ đến chuyện lật đổ những “gã khổng lồ” như Apple hay Samsung.
Cùng thời điểm ra mắt Bphone 2, Asanzo – thương hiệu Việt chuyên sản xuất TV - cũng tuyên bố gia nhập thị trường smartphone với sản phẩm với tên gọi Z5 sẽ được bán với giá dưới 5 triệu đồng. Asanzo đã đầu tư một nhà máy lắp ráp smartphone tại quận Tân Bình, TP. HCM.
Trước đó, tháng 7/2017, VNPT Technology đã ra mắt chiếc smartphone Vivas Lotus S3 LTE, sản phẩm thứ 5 thuộc dòng điện thoại smarphone Vivas Lotus, với cấu hình vượt trội và lợi thế hỗ trợ mạng 4G LTE.
Trong khi đó, Tập đoàn Viettel đang âm thầm sản xuất mẫu smartphone cao cấp có thể chống nghe lén đầu tiên do chính Viettel sản xuất, mang tên Viettel Luxury Phone. Smartphone này có chip do Viettel nghiên cứu và sản xuất được giới thiệu có nhiều tính năng bảo mật và là chiếc smartphone cao cấp nhất từ trước đến nay của Tập đoàn.
Khác với Asanzo hay Mobiistar, BKAV làm smartphone cao cấp ngay từ đầu, và hiện tại họ vẫn quyết định tham gia vào phân khúc cận cao cấp với Bphone 2 có giá ngót nghét 10 triệu đồng/chiếc.
Với chiến dịch quảng bá rầm rộ cũng như sự hiếu kỳ của số đông, Bphone đã khá thành công về mặt truyền thông. Đặc biệt, các cuộc gặp gỡ riêng tư của Nguyễn Tử Quảng – CEO BKAV với đối tác Thế giới Di động cho đến việc bản mạch của Bphone 2 là do Công ty Meiko (công ty chuyên gia công thiết bị điện tử có trụ sở tại Kanagawa, Nhật Bản) đều gây tò mò cộng đồng mạng.
Nhưng những điều đó không đồng nghĩa với việc "siêu phẩm" này sẽ thành công về mặt doanh số.
Bởi có thể Nguyễn Tử Quảng và các cộng sự của mình “không thể tin nổi” khi tạo ra một chiếc smartphone có thể sánh ngang với các ông lớn quốc tế về nhiều mặt và phải mất 7 năm để thai nghén một chiếc smartphone với hàng trăm nghìn công đoạn tỉ mỉ cùng nhiều tỷ đồng bỏ ra.
Nhưng các nhà sản xuất khác cũng vậy và người tiêu dùng không cần biết điều đó. Họ so sánh giữa các sản phẩm, đối chiếu những gì nhà sản xuất nói và đưa ra kết luận một cách công bằng. Do đó, khi họ không chấp nhận sản phẩm Bphone 1, rõ ràng sản phẩm này có vấn đề về cả chất lượng lẫn giá cả.
OPPO, Vivo, Huawei hay kể cả tên tuổi hàng đầu như Samsung đều đã và đang chi số tiền rất lớn cho quảng cáo, tài trợ, mời các ngôi sao đình đám làm gương mặt đại diện thương hiệu. Cả Mobiistar cũng từng nhiều lần xuất hiện ở những chương trình truyền hình ăn khách, được đông đảo độc giả theo dõi.
Cá tính thương hiệu thường mang dấu ấn và bị ảnh hưởng bởi chính tính cách của người đứng đầu. Virgin phá cách như Richard Brandson, Apple sáng tạo như Steve Jobs… Và không có gì ngạc nhiên khi Bphone 2 vẫn “nổ” như CEO Nguyễn Tử Quảng dù đã giảm đi phần nào nhưng thông điệp “Chất đến từng đồng” vẫn khiến không ít người tiêu dùng băn khoăn.
Xuyên suốt quá trình phát triển của hàng loạt thương hiệu smartphone sẽ thấy, hai “gã khổng lồ” một thời là Nokia, Blackberry từng vật vã lên xuống để tồn tại. Samsung với bước tiến nhảy vọt về giá trị thương hiệu cũng rất vất vả để gầy dựng thị trường.
Còn Steve Jobs cũng từng nói với trí tuệ siêu phàm và 5.000 sáng chế của đội ngũ cộng sự mới có thể chuyển từ sự “đói khát” và “rồ dại” thành thương hiệu iPhone số một như hiện nay.
Không ai đánh thuế ước mơ của Nguyễn Tử Quảng nhưng hiệu quả phải được thể hiện bằng việc bán được bao nhiêu chiếc điện thoại Bphone mỗi ngày. Trong cuộc đua khốc liệt của các thương hiệu smartphone hiện nay, ẩn số ai ra đi, ai ở lại... phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn của khách hàng.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.