Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Nguyện vọng của các công ty sản xuất máy móc thông minh Đài Loan là có thể tiếp cận với nhiều hơn với các công ty nhỏ và vừa của Việt Nam.
Việt Nam đang trong giai đoạn khá nhộn nhịp với công cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp đủ mọi quy mô đang tìm mọi cách tiếp cận nhanh chóng với các loại công nghệ máy móc hiện đại nhất, nhằm không bị cuộc cách mạng này bỏ lại phía sau lưng.
Nhận thấy nền sản xuất công cụ và máy móc của Việt Nam đang còn manh mún, tụt hậu không thể bắt kịp thời đại; các nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này vội vàng nhảy vào tiếp thị. Không ngoa khi nói Việt Nam đang là chiến trường đầy nóng bỏng của các công ty sản xuất công cụ máy móc đến từ Nhật, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…
Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Đài Loan. Trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Việt Nam tăng 5% so với năm 2017, đạt 3 tỷ USD. Ngược lại, Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan hơn 1 tỷ USD.
Từ 1988 đến 2017, các nhà đầu tư Đài Loan đã góp hơn 41 tỷ USD vào Việt Nam. Hiện đang có hơn 4.000 công ty Đài Loan đang hoạt động ở Việt Nam. Một vài người trong số họ đã rất thành công trong các lĩnh vực giày dép, dệt may, máy móc, xe đạp. Đài Loan hiện đang là nhà đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lớn thứ 4.
“Chúng tôi tin rằng, trong tương lai, kinh tế Việt Nam còn tăng trưởng tốt hơn nữa nhờ vị trí địa lý tốt, nhu cầu trong nước cao, đặc biệt là của phân khúc trung lưu cùng nhiều dự án hạ tầng lớn. Việt Nam và Đà Loan đều là những mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của tập đoàn lớn trên thế giới.
Chúng ta chia sẻ cùng một mối quan tâm: đưa sự cải tiến trở thành yếu tốt ưu tiên quan trọng đối với các ngành công nghiệp. Rõ ràng, Việt Nam là một thị trường tiềm năng, đầy những cơ hội cho các công ty Đài Loan”, ông Simon Gong - Giám đốc Kinh tế, Phòng Văn hóa và kinh tế Đài Bắc tại TP. HCM cho biết.
Cũng theo ông Simon Gong, những nhà sản xuất máy công cụ Đài Loan luôn cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, dễ tích hợp và sử dụng những công nghệ mới nhất. Đài Loan hy vọng, những máy móc thông minh của họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nền công nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới.
Bà Fang-Miao Lin, Phó chủ tịch TAITRA cho biết, năm 2017, nhóm máy công cụ phục vụ cho nhiều khối ngành công nghiệp của Đài Loan đạt giá trị 4 tỷ USD, xuất khẩu đi 138 nước trên thế giới, biến Đài Loan trở thành nước xuất khẩu máy công cụ lớn thứ 5 thế giới, sau Đức, Nhật, Ý và Trung Quốc.
Sự hợp tác giữa 2 ngành công nghiệp máy móc giữa Đài Loan – Việt Nam đang cho thấy nhiều hiệu quả. Đài Loan là nước đứng thứ tư trong việc xuất khẩu máy móc công cụ vào Việt Nam. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Việt Nam đạt 107,9 triệu USD. Tại Việt Nam, nhu cầu máy ở các ngành kim loại, máy tiện, máy cắt luôn là rất cao.
“Công nghệ 4.0 đang là xu hướng, Đài Loan là một trong số ít những lãnh thổ có ưu thế về máy móc công nghiệp và cản sản phẩm công nghệ thông tin. Đó là lý do vì sao Chính phủ của chúng tôi đặt ngành máy móc thông minh vào vào danh sách cần đầu tư và phát triển. Ngành này cần vận dụng nguồn lực cả khu vực công lẫn khu vực tư nhân, để nâng máy móc và công nghệ lên một đẳng cấp mới.
Lần này chúng tôi mang đến Việt Nam những công ty đầu ngành của Đài Loan, nhằm chia sẻ những xu hướng của sản xuất thông minh và làm cách nào để đảm bảo chất lượng và hiệu năng vượt trội của máy móc trong tương lai”, bà Fang-Miao Lin chia sẻ.
Đơn cử như tập đoàn công nghệ Hiwin, một ví dụ điển hình về công nghệ sản xuất toàn cầu. Tuy mới thành lập năm 1997, đến nay Hiwin đã có nhà máy và phòng thí nhiệm ở khắp thế giới như Israel, Moscow và St. Petersbourg (Nga), Offenburg (Đức), Chicago và Silicon Valley (Mỹ), Tokyo và Kobe (Nhật), Hàn Quốc, Ý, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Singapore…
Thế mạnh nổi trội của Hiwin cung cấp hệ thống sản xuất thông minh về Motion & Control (gồm những thành phần quan trọng của sản xuất thông minh như trục vít, đường dẫn, và robot.). Hiwin dẫn đầu về nghiên cứu phát triển điều khiển chuyển động và sản xuất hệ thống công nghệ.
Những thành tự công nghệ cao của Hiwin có thể kể đến chiếc máy in 3D đầu tiên hoạt động trong vũ trụ, dùng trên tàu của SpaceX năm 2014, hoặc chiếc máy tạo khuôn răng chính xác cho ngành nha khoa.
Đến với triển lãm MTA 2018, Hiwin cũng nhấn mạnh vào “tự động hóa thông minh”, với những con rô bốt có thể tự học bằng cách quan sát mà không cần qua lập trình, những con rô bốt có thị giác, thính giác và cả xúc giác. Thị giác và thính giác để giảm tốc khi có người đến gần trong phạm vi an toàn. Còn xúc giác là để ngừng máy lập tức, nếu có người chạm vào bất cứ bộ phận nào của robot.
Hệ thống sản xuất thông minh cũng là điểm nhấn của tập đoàn Tongtai (TTGroup). Ngoài trụ sở chính tại Đài Loan, họ có các nhà máy tại Úc và Pháp chuyên cung cấp thiết bị, công nghệ, dịch vụ đến giải pháp tổng thể trong ngành xe hơi, hàng không, kim khí, năng lượng, và y sinh học.
Tuy nổi tiếng thế giới về máy cắt CNC và thiết bị in bo mạch điện tử, nhưng tại triển lãm MTA 2018 TTGroup lại giới thiệu hệ thống điều hành sản xuất thông minh, với tên gọi “Tongtai Intelligent Management System” (TIMS) và “Tongtai Line Management” (TLM), thông qua ứng dụng IoT, robotics, dữ liệu lớn - big data and máy học quản lý - learn management.
Chỉ với điện thoại di động, người quản lý có thể điều hành theo thời gian thực toàn bộ các bộ phận, xác định và xử lý điểm nghẽn, để nâng cao hiệu quả thiết bị (OEE - Overall Equipment Effectiveness.)
Đặc biệt, hệ thống in laser của TTGroup đã kết hợp các chức năng tái tạo bộ phận, xử lý bề mặt, và tạo hình 3D. Ví dụ như quá trình dùng khuôn để đúc cánh quạt, trước đây phải mất 4 tuần, thì hệ thống in 3D của TTGroup hiện nay có thể hoàn tất chỉ trong vòng 5 ngày.
Mặc dù có rất nhiều ưu thế so với các đối thủ trên thị trường như cả nền cơ khí và cả công nghệ vô cùng phát triển, chuỗi cung ứng lớn và đa dạng, giá cả phải chăng, thanh toán linh động – khách hàng có thể chọn giá mua gốc tại Đài Loan hoặc giá trao tay ở Việt Nam; song lượng hàng bán ra của các công ty Đài Loan chưa tương xứng với tiềm năng mà họ có. Đài Loan không muốn đứng thứ tư, mà muốn vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng những nước nhập khẩu máy móc vào Việt Nam trong tương lai.
Hiện tại, khách hàng chủ yếu của các công ty Đài Loan vẫn là các công ty FDI, một vài cơ quan nhà nước, công ty nông sản. Thế nên, trong tương lai, các công ty sản xuất máy thông minh của Đài Loan hy vọng sẽ có thêm nhiều khách hàng là các công ty SMEs, chiếm 97% cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.